Thư Trường Sa: Khát vọng dấn thân

20/05/2014 08:15 GMT+7 | Thế giới


(giaidauscholar.com) - “Con người ở Trường Sa kiêu hãnh, vững vàng lắm... Ra thăm đảo, chẳng cần mang quà gì, hãy mang “chính ta” ra biển. Tất nhiên, ở Trường Sa, có nhiều cái khác rất cần, nhưng cần nhất vẫn là khát vọng biển, khát vọng dấn thân”…

1. Chuẩn đô đốc Đặng Minh Hải, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân đặc biệt nhấn mạnh về “khát vọng dấn thân” của 200 con người  vinh dự có mặt trên tàu Trường Sa HQ 571 trong hành trình 10 ngày dẫn đoàn công tác số 9 ra thăm và làm việc tại Trường Sa và nhà dàn DK đầu tháng 5 vừa qua.

Vị tướng hải quân Việt Nam chia sẻ, lính biển có khái niệm “mùa tàu”, nói về những ngày gió lặng, sóng êm từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, thuận lợi cho các đoàn công tác ra thăm đảo. Tuy nhiên: “Mùa tàu là chỉ dành cho với những người ra thăm đảo như các bạn, chứ lính biển chúng tôi, quanh năm sống gắn bó với biển, mùa nào chả là mùa tàu. Chúng tôi chẳng làm gì để biển giận, nhưng biển cũng như con người, lúc buồn, lúc vui, lúc sóng to, gió lớn, đi biển liên tục, thì chẳng có duyên nào, phải quen với biển cả, lúc biển không vui, sóng to, gió lớn thì phải phải ráng chịu thôi..."

Ra Trường Sa là mong ước cháy bỏng của triệu người dân đất Việt, và trách nhiệm của người đi Trường Sa về không chỉ hiểu thêm về lãnh thổ của mình mà còn có trách nhiệm tuyên truyền trước hết cho người thân, cho con em và càng nhân rộng ra bao nhiêu càng tốt. Chính mình, một trăm người, một nghìn người như mình, nhân rộng ra hơn nữa, để tinh thần, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng lan tỏa trong quần chúng nhân dân, vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp của toàn dân, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng lòng cốt...”.

Ra với Trường Sa, các cơ quan ban ngành, các tập đoàn kinh tế đều muốn tặng quà cho các chiến sĩ và người dân đảo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những người lính đảo xa thiếu gì. Vì vậy, tất cả quà tặng đều được tư vấn bằng công văn đến các cơ quan, đơn vị trước khi ra thăm đảo. Chính vì thế các quà tặng phù hợp với nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt trước mắt của các chiến sĩ Trường Sa. Còn với các dự án lớn trên đảo thì từng bước có sự tích lũy và đầu tư một cách phù hợp.

2. Trong câu chuyện với phóng viên TT&VH, chuẩn đô đốc Đặng Minh Hải còn nhấn mạnh đến chất thép và sự phóng khoáng của người lính biển Trường Sa. Người chiến sĩ hải quân ở đảo hay ở bất kỳ đâu đều có những phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ, mỗi người mỗi việc.

Nhưng với người lính ở Trường Sa, phải qua chọn lựa kỹ càng, vì họ không chỉ đủ sức khỏe, mà còn phải tinh nhuệ, sử dụng thành thạo các vũ khí, phương tiện được trang bị. Ở đảo, người chiến sĩ thường xuyên sẵn sàng chiến đấu với tinh thần độc lập tác chiến... Người lính đảo Trường Sa luôn tự nhận thức được mục tiêu, lý tưởng sống, niềm tin, biết hi sinh, sẵn sàng hi sinh và xả thân vì chủ quyền biển đảo...

Trước băn khoăn của một số phóng viên lần đầu đi Trường Sa với biết bao bài báo ngợi ca những người lính đảo, vị tướng này hóm hỉnh trả lời: “Trường Sa là nơi thăng hoa cho mọi loại hình, mọi góc nhìn, ngay cả việc trồng rau của các chiến sĩ, báo chí đã viết nhiều rồi mà vẫn có những góc nhìn rất lạ và hay”.

Vị chuẩn đô đốc của hải quân Việt Nam còn tặng các nhà báo bài thơ Trường Sa ngày mới ông mới sáng tác. Theo ông, đã có biết bao người làm thơ về lính đảo, nhưng mỗi người vẫn tìm được góc nhìn độc đáo riêng. Và trên con tàu Trường Sa HQ 571, có nhiều bài thơ như thế đã ra đời.

Hoa Chanh
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm