05/12/2016 08:25 GMT+7 | Trong nước
(giaidauscholar.com) - Ngày 4/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ trích việc Trung Quốc thao túng tiền tệ và phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông.
Trên mạng xã hội Twitter, tỷ phú Trump nêu câu hỏi: "Liệu Trung Quốc có hỏi chúng ta rằng việc họ phá giá đồng nội tệ (khiến cho các công ty Mỹ khó khăn trong việc cạnh tranh), áp thuế cao đối với các sản phẩm của Mỹ nhập khẩu vào nước này (trong khi Mỹ không đánh thuế họ) hoặc xây dựng tổ hợp quân sự to lớn ở giữa Biển Đông... có được không? Tôi nghĩ là không!"
Tàu chiến của quân đội Trung Quốc (Nguồn: Scout.com)
Hiện chưa rõ lý do đằng sau động thái trên của ông Trump, diễn ra trong bối cảnh xảy ra tranh cãi liên quan đến cuộc điện đàm mới đây giữa ông với nhà lãnh đạo Đài Loan - hòn đảo mà Bắc Kinh luôn coi là một phần lãnh thổ của nước này.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump nên tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao trước khi liên hệ với các nhà lãnh đạo nước ngoài, nhưng trên thực tế chưa có đề nghị nào như vậy.
Phát biểu tại một cuộc hội thảo ở thủ đô Washington, ông Kerry nói: "Chúng tôi không hề được liên hệ trước bất kỳ cuộc hội đàm nào như vậy. Tôi nghĩ rằng ít nhất là sẽ có các khuyến nghị, dù bạn nghe theo hay không lại là một vấn đề khác, nhưng tôi cho rằng việc hỏi ý kiến những người có chuyên môn là hữu ích".
Trước đó, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngày 2/12 đã gọi điện cho tỷ phú Trump để chúc mừng ông thắng cử.
Phó Tổng thống đắc cử Mỹ Mike Pence ngày 4/12 đã phải lên tiếng về cuộc điện đàm gây tranh cãi này khi tuyên bố đây chỉ là "cuộc gọi xã giao".
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chỉ trích Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Biển Đông sau khi ba tàu khu trục của Mỹ khiến Trung Quốc lo lắng ở Biển Đông đã quay về Mỹ sau một thời gian dài hoạt động gần các đảo nhân tạo của Bắc Kinh tại vùng biển này. Navy Times ngày 17/11 cho biết, 3 tàu khu trục Decatur, Momsen và Spruance đã trở về Mỹ trong những ngày sau cuộc bầu cử tổng thống nước này
Hai khu trục hạm Spruance và Decautr đã trở lại San Diego ngày 14/11, còn Momsen trở lại Everett, Washington ngày 10/11.
Trước đó 3 tàu này hoạt động liên tục 7 tháng ở Thái Bình Dương. Những khu trục hạm của Mỹ thường xuyên tuần tra, cơ động sát các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông.
Khu trục hạm Spruance. (Nguồn: DefenceTalk)
Điều đáng chú ý là, thông thường các tàu chiến Mỹ hoạt động ở Biển Đông thuộc biên chế của Hạm đội 7 đóng tại Yokosuka, Nhật Bản. Trong khi 3 chiến hạm này thuộc biên chế của Hạm đội 3 tại San Diego.
Việc điều động chiến hạm của Hạm đội 3 đến Biển Đông là nhằm mục đích cho khu vực thấy rằng, hải quân Mỹ có thể cơ động đến các địa bàn khác nhau.
Trước đó, tàu chiến Mỹ tiếp tục thực hiện một sứ mạng "tuần tra đảm bảo tự do hàng hải" trên Biển Đông, Trung Quốc lập tức giận dữ lên tiếng, gọi đây là hành vi cố tình thách thức.
trong một thông cáo phát đi trên website Bộ Quốc phòng Trung Quốc vào lúc 23 giờ 44 phút ngày 21/10, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho rằng việc chiến hạm Mỹ tự ý vào (cái gọi là) “lãnh hải của Trung Quốc” là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cũng là hành vi cố ý thách thức, gây tổn hại nghiêm trọng tới sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên. Bộ Quốc phòng Trung Quốc kiên quyết phản đối và có giao thiệp nghiêm chính với phía Trung Quốc.
Ngoài ra, theo ông Ngô Khiêm, việc làm nêu trên của Mỹ chính là kích động, mưu đồ thông qua đó để làm rối loạn tình hình nhằm đục nước béo cò, chứng minh phía Mỹ là kẻ gây rắc rối đối với ổn định tình hình Biển Đông.
Tàu khu trục DDG 73 của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy
Cùng ngày, hãng tin Reuters của Anh dẫn nguồn tin là một quan chức Mỹ giấu tên cho biết tàu khu trục USS Decatur (DDG 73) đã tới gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với quần đảo này, tuy nhiên, DDG 73 đã không đi sâu vào trong khu vực 12 hải lý quanh các hòn đảo thuộc quần đảo này. Phía Mỹ chỉ rõ đây là hoạt động tuần tra thường xuyên nhằm đảm bảo tự do hàng hải.
Trước động thái nêu trên của phía Mỹ, phía Trung Quốc đã cử tàu theo dõi hoạt động của DDG 73, nhưng hai bên không xảy ra hành động ngoài ý muốn nào. Thông tin từ tài khoản weibo (mạng xã hội tương tự Twitter ở Mỹ) của Bộ Quốc phòng Trung Quốc sau đó cho hay tàu khu trục Quảng Châu trang bị tên lửa đạn đạo và tàu hộ vệ Lạc Dương trang bị tên lửa đạn đạo đã được điều động để tiến hành nhận biết, xác minh, cảnh cáo và xua đuổi tàu chiến Mỹ.
Đây là lần thứ 4 kể từ cuối năm 2015, Mỹ điều tàu chiến tuần tra ở Biển Đông thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh nuốt trọn gần cả vùng biển này.
Liên quan tới vấn đề Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình từng nhiều lần nhấn mạnh "Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Ông Lê Hải Bình cũng nêu rõ: "Các quốc gia trong và ngoài khu vực đều có trách nhiệm đóng góp vào việc duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không của khu vực này" trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế.
Thảo Nhi
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất