Trung Quốc khánh thành cây cầu biển dài nhất thế giới

22/10/2018 22:06 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Cây cầu biển dài nhất thế giới sẽ chính thức đi vào hoạt động trong tuần này, giúp kết nối thành phố Hong Kong và Ma Cao với đất liền Trung Quốc.

Cây cầu kết nối giữa Hong Kong - Chu Hải - Macau trị giá 20 tỷ USD sẽ chính thức khánh thành vào thứ Ba (23/10) trong một buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Giới chức nước này kì vọng cây cầu dài 55km sẽ trở thành một phần quan trọng của Greater Bay Area, kế hoạch thiết lập kết nối giữa Hong Kong, Ma Cao với 11 thành phố của Trung Quốc Đại lục, nhằm hình thành một khu vực công nghệ cao đủ sức cạnh tranh với Thung lũng Silicon của Mỹ.

Chú thích ảnh

Cây cầu nối hòn đảo Lantau của Hong Kong với Chu Hải nằm trên bờ biển phía Nam của tỉnh Quảng Đông và trung tâm sòng bạc Macau, một địa điểm du lịch nổi tiếng dành cho du khách Trung Quốc.

"Đây không chỉ là cơ sở hạ tầng giao thông tầm cỡ được xây dựng bởi chính quyền Quảng Đông, Hong Kong và Ma Cao" - Bộ trưởng Giao thông và Nhà ở của Hong Kong, Frank Chan Fan, cho biết hôm thứ Sáu - “Sự hợp tác thương mại, tài chính, vận tải và du lịch giữa Quảng Đông, Hong Kong và Ma Cao sẽ được tăng cường. Hong Kong sẽ đảm nhận vai trò chủ động hơn trong sự phát triển của Greater Bay Area”.

Chú thích ảnh
Giới truyền thông tranh thủ "săn" những hình ảnh về cây cầu trước khi khánh thành

Tuy nhiên, xe hơi tư nhân sẽ chỉ được đi trên cầu khi có giấy phép đặc biệt. Phương tiện chủ yếu được sử dụng cầu là xe buýt đưa đón riêng và xe chở hàng.

Ngoài ra, dự án quy mô lớn này cũng vấp phải nhiều chỉ trích ở Hong Kong, nơi người dân tin rằng đây là cách quá lãng phí để sử dụng tiền thuế của dân. Các nhà bảo tồn cũng đổ lỗi rằng quá trình xây dựng đã làm giảm số lượng cá heo trắng, vốn đang bên bờ tuyệt chủng của Trung Quốc. Một số người khác thì cho rằng cây cầu chỉ đơn giản là cách để Bắc Kinh ràng buộc các khu vực hành chính tự trị gần Trung Quốc hơn.

Chú thích ảnh
Một phần cây cầu biển dài nhất thế giới

“Đây là một dự án lớn về mặt chính trị nhưng không mang tính cấp thiết” - nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Eddie Chu nói. Đầu năm nay, các quan chức cho biết lượng đi lại sử dụng chiếc cầu này sẽ giảm khoảng 25% vào năm 2030 do có sự xuất hiện một cây cầu khác.

"Về cơ bản chiếc cầu này là thừa thãi" - ông nói.

Được xây dựng từ năm 2009, kết cấu của chiếc cầu dài nhất thế giới được hỗ trợ bởi ba cây cầu dây văng và được thiết kế để chịu được sức gió lên tới 340km/giờ. Người ta cũng xây một đường hầm dưới đáy biển dài 6,7km để tránh làm gián đoạn các làn đường vận chuyển, được kết nối bởi hai hòn đảo nhân tạo. Các ngọn tháp phía trên cây cầu được thiết kế lấy cảm hứng từ dáng vẻ của loài cá heo, nhằm tôn vinh cá heo trắng.

Chú thích ảnh
Ảnh chụp vệ tinh về cây cầu

Ban đầu cây cầu được lên kế hoạch đi vào hoạt động vào năm 2016, nhưng lịch trình  buộc phải thay đổi do tiến độ thi công chậm, bội chi ngân sách và các vấn đề an toàn. 9 công nhân đã thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương trong quá trình xây cầu. Năm nay, 6 nhà thầu phụ đã bị phạt vì không đảm bảo an toàn cho công nhân. Đầu năm nay, mốt số khối bê tông quanh hòn đảo nhân tạo dường như bị trôi, làm dấy lên chỉ trích về chất lượng cầu.

Một số người tin rằng cây cầu không thực sự cần thiết, vì hiện đã có các kết nối giao thông đến Trung Quốc đại lục. “Tôi không nghĩ mọi người quá vui mừng về kế hoạch này" - Mee Kam Ng, giáo sư Khoa Địa lý tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong, cho biết.

Vì sao Ấn Độ xây cầu dài nhất gần biên giới Trung Quốc?

Vì sao Ấn Độ xây cầu dài nhất gần biên giới Trung Quốc?

Cây cầu dài nhất của Ấn Độ gần với biên giới Trung Quốc đã được khai trương với mục đích công khai là nhằm tạo động lực phát triển kinh tế ở khu các bang giáp biên giới với Trung Quốc.

Dù vậy, tất nhiên là cây cầu đã góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập giữa ba thành phố. Hành khách trên cầu giờ đây có thể đi qua ba trạm kiểm soát khác nhau để đến với Hong Kong, Ma Cao và Chu Hải.

“Từ ý tưởng mở cầu đến kết quả hội nhập giữa ba địa điểm này, với các chế độ pháp lý, lịch sử và văn hóa rất khác nhau, đây có thể xem là một thử nghiệm thú vị” - Ng nói.

Duy An
Theo Guardian

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm