Chuyên gia Australia phản đối Trung Quốc về vấn đề biển Đông

17/06/2014 09:01 GMT+7 | Trong nước

(giaidauscholar.com) - Báo chí Australia mới đây đã đăng tải hai bài viết của các nhà nghiên cứu và ngoại giao Trung Quốc với cùng nội dung “Việt Nam không có tuyên bố pháp lý về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.”

Ngay sau khi các bài viết được đăng, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia nghiên cứu nổi tiếng về biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã phản hồi tới các tòa soạn, theo đó kịch liệt phản đối quan điểm của hai tác giả xung quanh vấn đề biển Đông và những căng thẳng với Việt Nam trên biển Đông hiện nay.


Về bài viết của Zhao Qinghai - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hợp tác và an ninh hàng hải, thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, đăng trên tờ The Australian Financial Review ngày 11/6, giáo sư Thayer khẳng định đây không phải là bài bình luận có tính chất học thuật khi chỉ nêu lại chính sách của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Giáo sư Thayer phản đối lập luận của ông Zhan rằng luật pháp quốc tế đứng về phía Trung Quốc vì giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) nằm trong vùng liền kề của Trung Quốc.

Theo giáo sư Thayer, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) cùng một hạm đội tàu chiến và tàu vũ trang vào biển Đông là hoàn toàn vô lý, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Giáo sư Thayer nhấn mạnh Trung Quốc cũng đang xuyên tạc Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 và ông Zhao đang tuyên truyền thông tin không đúng sự thật đó.

Giáo sư Thayer khuyên Trung Quốc nên phản ứng tích cực với những yêu cầu liên tục của Việt Nam về việc tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề.

Về bài viết của Ma Zhaoxu - Đại sứ Trung Quốc tại Australia, đăng trên tờ The Australian số ra ngày 13/6, giáo sư Thayer cho rằng bài viết gây nhiều tranh cãi.

Đại sứ Ma Zhaoxu đã được chọn để tuyên truyền về cuộc khủng hoảng hiện nay xung quanh việc Trung Quốc đặt giàn khoan tại biển Đông. Giáo sư Thayer tiếp tục khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế.

Giáo sư nhấn mạnh cam kết của Đại sứ Ma Zhaoxu “hợp tác với Việt Nam” để giải quyết tranh chấp là đáng hoan nghênh, song thực tế tới nay, mọi nỗ lực của Việt Nam để yêu cầu Trung Quốc đối thoại, đàm phán giải quyết tranh chấp đều không nhận được phản hồi tích cực từ Bắc Kinh.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm