19/12/2015 11:36 GMT+7 | Bóng đá Việt
(giaidauscholar.com) - Đó là khẳng định của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty VPF tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên VPF năm 2015 được tổ chức sáng nay 19/12 tại Hà Nội.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF Nguyễn Công Khế lên tiếng: "Tôi sẵn sàng mọi phương án cho công tác tài trợ truyền thông như vẫn muốn làm tốt hơn kia. Tôi có tham vọng xây dựng kênh truyền thông riêng cho Tập đoàn truyền thông Thanh Niên và khi nào vận hành được sẽ báo cáo với Hội đồng quản trị và Đại hội để áp dụng. Tôi nghĩ bóng đá Việt Nam bây giờ phải kiếm ra tiền, kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Bài học từ giải bóng đá U21 Báo Thanh Niên đã cho tôi nhiều kinh nghiệm".
Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF Võ Quốc Thắng cung cấp thêm thông tin: "VPF đã đạt được thỏa thuận mua bảo hiểm cho 920 cầu thủ, HLV, VĐV cho hai mùa giải 2016 và 2017 mà không phải bỏ ra bất cứ đồng tiền nào mà thông qua hợp đồng tài trợ, hàng đổi hàng. Tôi rất vui vì điều này".
Năm 2016, VPF dự kiến thu về 122 tỉ đồng, chi 120 tỉ đồng. Trong đó, hỗ trợ CLB 22,8 tỉ đồng, hỗ trợ VFF 10 tỉ đồng, lợi nhuận dự kiến đạt 1,8 tỷ đồng
Về báo cáo tài chính theo dự kiến hết năm 2015 doanh thu của Công ty VPF là 116 tỷ đồng và đến ngày 15/12, con số này dừng ở mức 101 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 87,5%. Trong đó chi phí hoạt động là 110 tỷ đồng và thực hiện đến nay là hơn 101 tỷ đồng (92,5%).
Theo báo cáo, Công ty VPF không chia cổ tức mà thực hiện việc hỗ trợ tài chính dưới hình thức kết hợp xếp hạng toàn mùa giải và ý thức chấp hành Quy chế bóng đá chuyên nghiệp, Quy định Kỷ luật VFF và Điều lệ giải.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Hoài – GĐĐH FLC Thanh Hóa phát biểu: “Qua báo cáo tôi thấy phấn khởi và việc đánh giá của các anh trong Hội đồng quản trị có xác thực. Là một công ty mà doanh thu năm 2015 tăng hơn 2014 tức là chúng ta làm ăn có lãi, như thế sẽ có điều kiện hỗ trợ nhiều hơn cho các CLB, đó là điều tốt.
Tôi rất ấn tượng với các con số mà Hội đồng quản trị đưa ra nhưng nên chăng chúng ta nâng số tiền cổ tức chia cho các CLB cho công bằng hơn. 14 CLB V-League có thể mỗi đội nhận 1 tỷ đồng còn điểm xếp hạng thi đua chỉ nên là một phần nhỏ thôi, tỷ lệ không quá cao. Tôi lấy dẫn chứng Hải Phòng năm 2014 được hỗ trợ 850 triệu nhưng sau đó trừ mãi, trừ mãi tiền phạt nên còn chỉ 13 triệu”.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần bóng đá SLNA Nguyễn Hồng Thanh góp ý: "Ta là Công ty Cổ phần nên từ ngữ trong văn bản phải lưu ý. Khi đã chia cổ tức, nếu các anh biểu quyết năm 2016 phần chia dựa theo thứ hạng thì cũng phải xem xét kỹ. Các CLB là cổ đông có trách nhiệm phải làm cho chất lượng giải nâng cao vì đó cũng chính là tiền của chúng ta. Cái gì có lợi cho các đội bóng thì chúng ta nên làm. Sau khi trao thưởng, trừ tiền vi phạm còn lại bao nhiêu thì chia đều cho các đội chứ không nên chia theo các mức khác nhau nữa".
Để giải đáp thắc mắc từ phía các cổ đông là những CLB tham dự giải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Võ Quốc Thắng nói rõ: "Hội đồng quản trị VPF sau khi tiếp nhận các ý kiến góp ý quyết định tỷ lệ chia là 50-50.Mỗi CLB có thể được nhận tối đa 1,2 tỷ hỗ trợ, trong đó có 600 triệu đồng là phần cứng".
Các cổ đông đã biểu quyết thông qua kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị năm 2014, dự kiến năm 2015 và phương hướng hoạt động 2016. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, dự kiến năm 2015 và phương hướng hoạt động 2016. Báo cáo tài chính năm 2014.
Thành Đạt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất