27/09/2017 07:10 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Sau quyết định thanh tra lại quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra ngày 22/9 vừa qua, các nghệ sĩ bắt đầu nghĩ đến một tương lai mới cho hãng phim.
Tất cả các nghệ sĩ đều ủng hộ việc cổ phần hóa hãng phim với mục tiêu phát triển, đem lại diện mạo mới cho Hãng phim truyện Việt Nam trước tình hình hoạt động sa sút trong nhiều năm gần đây.
Bản chất của Hãng phim là phục vụ dòng phim chính thống
Trả lời phỏng vấn của Thể thao & Văn hóa về con đường hậu cổ phần hóa mà Hãng phim truyện Việt Nam cần phải đi, biên kịch Trịnh Thanh Nhã (nguyên Trưởng phòng Biên kịch Hãng phim truyện Việt Nam) cho rằng trước hết phải chọn được cổ đông chiến lược có tâm với nền điện ảnh và đặc biệt là cần một đề án hợp lý và phải được xét duyệt kỹ lưỡng.
Còn về khía cạnh sản xuất phim, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cũng phân tích rằng trên thực tế hãng phim truyện Việt Nam được xây dựng theo mục đích rất rõ ràng là phục vụ chính trị. Đây vừa là một lợi thế đồng thời cũng là áp lực.
Chính vì thế, đề án phát triển hãng phim phải đảm bảo đúng theo bản chất ấy. Trong đó có nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ gia nhập thị trường để đảm bảo cho dòng phim chính thống Việt Nam tồn tại và phát triển. Dòng phim chính thống gồm những nhánh phim về lịch sử, chiến tranh và phim nghệ thuật.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho biết: “Bản thân anh em hãng phim vẫn đang cộng tác với các hãng phim tư nhân và vẫn sống tốt. Không phải chúng tôi không làm được thị trường, nhưng khi đã mang danh Hãng phim truyện Việt Nam thì phải thực hiện nhiệm vụ của chính nó trong đó có lưu giữ dòng phim chính thống.
Ngoài ra, cơ sở vật chất mà Nhà nước trao cho Hãng phim phải được sử dụng như là trung tâm dịch vụ công nghệ điện ảnh một cách thích hợp.
“Nếu Nhà nước không còn muốn tồn tại dòng phim chính thống ấy để phục vụ chính Nhà nước thì theo tôi nên trả lại đất. Còn nếu Nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư vào phim chính thống thì phải có cơ chế kiểm soát thích hợp chứ không phải như 20 năm vừa rồi.
Đúng là nghệ sĩ đã hơi tắc trách trong câu chuyện của mình khiến đồng tiền Nhà nước bỏ ra không hiệu quả. Tất cả phải được làm lại hết và phải được kiểm soát” - nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã nói tiếp.
Phim chính thống và phim giải trí phải hỗ trợ lẫn nhau?
Đạo diễn - NSND Thanh Vân (nguyên Trưởng phòng Đạo diễn Hãng phim truyện Việt Nam) thì cho rằng: “Việc đầu tiên phải chọn được cổ đông phù hợp. Thứ nhất họ cần có tầm nhìn văn hóa nói chung và điện ảnh nói riêng, thứ hai là tiềm lực tài chính. Từ chuyện chọn cổ đông đúng đắn phù hợp nhất lúc đó mới vạch ra con đường sắp tới, cả ngắn hạn và dài hạn”.
Theo NSND Thanh Vân, Hãng phim truyện Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây sa sút rất nhiều. Nguyên nhân thứ nhất là do dựa vào nguồn vốn Nhà nước. Thứ hai là mô hình hoạt động của Hãng không còn phù hợp. Một hãng phim hoàn chỉnh, không phải chỉ mỗi sản xuất phim mà còn cần có phát hành phim, PR quảng cáo, huy động vốn. Tất cả những cái đó hiện nay Hãng phim truyện Việt Nam đều rất thiếu.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành sau khi cổ phần hóa. Về câu chuyện khai thác đề tài từ dòng phim chính thống, theo NSND Thanh Vân: “Đó là thế mạnh lâu năm của Hãng phim, tuy nhiên lại không dễ thu hút được khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ hiện nay. Cần phải có sự cân bằng, phim có tính nghệ thuật giúp tạo nên thương hiệu cho Hãng, từ đó thu hút đầu tư và nhờ đó Hãng sẽ làm được phim giải trí mang tính thương mại. Tất cả phải quyện thành hệ thống thế thì Hãng phim mới có thể phát triển được”.
Thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam Trước đó, vào chiều 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì buổi làm việc với đại diện Bộ VH,TT&DL, đại diện Hội Điện ảnh Việt Nam, đại diện Tổng công ty Cổ phần Vận tải thủy (Vivaso) và đại diện Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) về việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế, mục tiêu lớn nhất là phải tạo được động lực phát triển cho văn hóa nghệ thuật nước nhà. Cổ phần hóa phải góp phần để lao động nghệ thuật của các nghệ sĩ có giá trị hơn, được tôn vinh hơn, giá trị truyền thống của VFS mấy chục năm qua được phát huy, không bị mai một. Phó Thủ tướng cũng khẳng định sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, đồng thời yêu cầu Bộ VH,TT&DL phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính nghiên cứu tính lại giá trị thương hiệu của Hãng phim truyện Việt Nam căn cứ theo giá trị truyền thống, lịch sử của Hãng phim. |
Hà My
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất