(TT&VH) - PGS-TS Ngô Văn Giá lâu nay được biết đến với tư cách là nhà lý luận phê bình văn học. Quãng gần một thập kỷ qua, dù bận bịu đủ việc nhưng ông vẫn tự dành cho mình những khoảng lặng riêng để cầm bút thử sức với thể loại truyện ngắn. Vừa đây, ông đã “tiến một bước dài” khi vừa cho ra tập truyện đầu tay gồm 13 truyện mang tên Một ngày nát vụn (NXB Hội Nhà Văn 2009).
TT&VH đã có cuộc trò chuyện với ông khi tập sách này còn thơm mùi mực.
* Thưa nhà văn Văn Giá, tại sao lại là Một ngày nát vụn? Phải chăng ông từng có những ngày như thế?
- Cuộc sống hiện đại khiến cho ai cũng vội, ai cũng bận. Đời sống, thời gian của mỗi người bị băm nát ra, chia sẻ khiến cho con người nhiều khi cảm thấy ngộp thở vì công việc, vì các sự vụ của đời sống riêng tư cho đến công sở. Đại đa số những người sống trong đời sống hiện đại ngày hôm nay đều lâm vào tình trạng như vậy. Và tôi muốn thể hiện ý tưởng ấy trong cái tên của một truyện ngắn Một ngày nát vụn và lấy nó làm tên cho cả tập truyện.
* Như thế thì Một ngày nát vụn có vẻ hơi... bi quan?
- Chủ đề xuyên suốt của tập truyện chính là nỗi day dứt lớn nhất của tôi về sự băng hoại, tha hóa của văn hóa, sự xuống cấp chất lượng của văn hóa trong đời sống của mỗi cá nhân và cộng đồng. Những vẻ đẹp, những giá trị nhân văn của đời sống ngày hôm nay bị cái ô trọc, cái thô lậu của đời sống tấn công ghê gớm quá. Một ngày nát vụn một mặt muốn trình bày tình trạng ấy, mặt khác muốn lên tiếng hòng vãn hồi lại những cái đẹp, những cái nhân văn, thuộc về văn hóa của dân tộc đang bị đời sống đương đại “vấy bẩn”, nhất là trong đời sống của giới trí thức. Giới trí thức vốn là nơi cần ngự trị của cái thiêng và cái đẹp nhưng đã bị tha hóa hoặc bị tấn công, bị bào mòn từng ngày từng giờ...
* Đọc Một ngày nát vụn tôi thấy giọng văn trong mỗi truyện không được sôi nổi như chính ông và truyện thường không có cốt truyện. Đây có phải là cách để ông chạm đến chiều sâu nhân sinh của phận người bằng một giọng văn đằm thắm hơn?
- Đúng thế. Đôi khi giữa đời sống bên ngoài và trang viết vẫn có sự khác nhau. Đời sống của tôi thì... thường lắm. Còn những trang viết của tôi thì tôi luôn cố gắng, hầu như không đừng được thì mới viết được. Nghĩa là tôi viết bởi sự thôi thúc bên trong. Thông qua mỗi truyện tôi cũng gửi gắm một cái gì đó về đời sống, về phận người, về tình trạng nhân thế và văn hóa ngày hôm nay. Chính vì vậy, tôi đã chọn một thứ văn đằm lắng để đi vào chiều sâu của đời sống chứ không chạy theo quan hệ bên ngoài của đời sống.
* Có người cho rằng ông viết văn ngày càng lên tay là nhờ có học thuật (chuyên ngành nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học - PV). Đã có một hiệu quả nhất định trong viết văn nhờ vào sự tương tác giữa học thuật và năng khiếu viết văn chăng, thưa ông?
- Học thuật giúp cho sáng tác có chiều sâu suy tư, còn sáng tác làm cho mình được sống trong cảm hứng. Nhờ vào nghiên cứu phê bình văn học lâu nay mà tôi quan niệm mỗi một sáng tạo phải đem cho bạn đọc một cái gì mới, độc đáo mặc dù ít thôi, lớn bé gì là tùy sức, nhưng nhất thiết phải có được cái mới và độc đáo. Tôi đã phát huy ý thức phê bình vào trong sáng tác ở chỗ, mỗi một truyện là một thể nghiệm nho nhỏ của lý thuyết, ví như cách viết truyện trong truyện, cách kết nhiều phương án, đối thoại giản lược...
* Hiện ông đang là Chủ nhiệm khoa Sáng tác và lý luận - phê bình văn học, Trường ĐHVH Hà Nội (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du). Để giúp các sinh viên rồi đây sẽ là những người viết văn làm thơ thì kinh nghiệm của cá nhân ông truyền lại cho họ là gì?
- Hãy khơi mở toàn bộ những năng lượng sống, năng lượng sáng tạo trong mỗi trang viết. Tức là bạn phải sống tận độ, phải bộc lộ cá tính trong từng câu chữ, trong từng chi tiết, trong từng ý tưởng. Tôi cho rằng trong nghề viết nếu không có cá tính sẽ không có gì hết. Vì vậy tôi luôn khuyến khích các học viên hãy đi đến tận cùng cá tính của mình và “phải trở thành những cá tính lạ hoắc”. Dĩ nhiên là không được xâm hại, trấn áp những cá tính khác bởi lẽ các cá tính có quyền sống thân ái và bình đẳng bên nhau. Thứ nữa là tôi muốn các học viên của mình phải gắn bó chữ nghĩa của mình đối với con người, với đất nước, rộng ra là đối với văn hóa. Nếu chỉ viết khơi khơi, viển vông thì sẽ chẳng có ích gì. Cái quan trọng nữa mà tôi muốn chia sẻ với các học viên viết văn là về kỹ thuật, kỹ năng viết ở chỗ khi tổng kết được mẹo mực của nhà văn khác thì sẽ tìm cách mách nước cho các học viên, và nếu tôi có “chiêu” nào của riêng thì tôi cũng sẽ chia sẻ với họ. Sau khi đã học được các ngón nghề thì hãy kết tinh cho riêng mình một cái gì đó chứ tuyệt đối không được bắt chước.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc ca khải hoàn” sẽ giới thiệu đến công chúng tác phẩm mới của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung: "Đất ơi nở hoa". Ca khúc do NSƯT Hoàng Tùng thể hiện.
Với chiến thắng 3-0 cuối tuần rồi trên sân Bình Dương, Hà Nội FC nối dài chuỗi 7 trận bất bại, trong đó có 5 chiến thắng, tính từ trận thua Nam Định hồi đầu tháng 2, qua đó “vọt” lên đứng nhì bảng, “nổ phát súng” báo hiệu cuộc đua vô địch giờ mới bắt đầu.
Tháng 4/2025, cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả cùng đường dây thuốc giả, thực phẩm giả... kéo theo hàng loạt nghệ sĩ bị chỉ trích vì từng quảng cáo các sản phẩm này.
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, ngày 4/4/1975, Quân uỷ Trung ương giao cho Khu 5 và lực lượng hải quân tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Loạt thuốc giả, sữa giả, thực phẩm giả... bị cơ quan chức năng phát hiện cùng với nhiều người nổi tiếng, nghệ sĩ... bị khởi tố, bị xử phạt. Trong khi đó, mới đây, nghệ sĩ Quyền Linh lại có đơn "kêu cứu" vì bị cắt ghép hình ảnh quảng cáo dịch vụ, sản phẩm...
Ngày 23/4, Hà Nội, Báo Nhân Dân đã tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 đã rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell sau nhiều ngày chỉ trích người đứng đầu ngân hàng trung ương này vì không hạ lãi suất.
Sáng 23/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi Hội thảo quốc tế với chủ đề "50 năm Thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại". Chủ tịch nước đã tới dự và có bài phát biểu định hướng quan trọng.
Trong thế giới bóng chuyền nữ, nơi những tên tuổi như Tijana Boskovic hay Paola Egonu thống trị, một ngôi sao mới đã vụt sáng rực rỡ ở mùa giải 2024-2025: Marina Markova.
Những nét vẽ sắc sảo, đầy cảm xúc một lần nữa tái hiện câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam tại triển lãm "Việt Nam, Chiến thắng!", khai mạc ngày 21/4 tại Galería Tomy ở thủ đô La Habana, Cuba.
Sáng 23/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "50 năm Thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo của Ngoại giao trong lịch sử và hiện tại".
Chung kết Xe của năm quốc tế 2025 (World Car of the Year) vừa kết thúc tại New York Auto Show chứng kiến xe điện và hybrid "càn quét" các giải thưởng, đặc biệt với 2 chiến thắng của nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc.
Chỉ trong 11 tháng gia nhập chính thức thị trường, Omoda & Jaecoo Việt Nam (thương hiệu con của tập đoàn Chery Trung Quốc, phân phối tại Việt Nam qua Geleximco) cho biết đã phát triển hệ thống nhà phân phối trên toàn quốc lên con số 35 và có thể sớm đạt con số mục tiêu của năm 2025 là 39 nhà phân phối.
Thông tin từ Xanh SM cho biết từ hôm nay, 23/4/2025, toàn bộ xe taxi của công ty được trang bị hệ thống giám sát an toàn gồm camera giám sát trong và ngoài xe, nút khẩn cấp ở vị trí tài xế và hành khách
Bỏ xa các đối thủ Nhật, Hàn về doanh số ở phân khúc SUV 7 chỗ, Ford Everest thêm lựa chọn mới cho khách hàng với phiên bản mới, cá tính hơn về thiết kế, sẽ chính thức được bán ra thị trường vào giữa tháng 5 tới.
Môn thể thao pickleball, dù đang trở thành trào lưu được yêu thích tại Việt Nam, lại liên tiếp ghi nhận những vụ chấn thương đáng tiếc của các nghệ sĩ nổi tiếng.
Cô ấy là một trong những “cây trường sinh” trong làng bóng chuyền nữ Việt Nam, Sau rất nhiều năm thi đấu đỉnh cao, cô ấy quyết định chia tay bóng chuyền chuyên nghiệp.
Nằm cách đất liền hơn 230km, Côn Đảo từng là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng và tù chính trị Việt Nam. Vào ngày 1/5/1975, Côn Đảo chính thức được giải phóng, khép lại một chương lịch sử 113 năm mang tên "địa ngục trần gian", mở ra thời kỳ mới của hòa bình, phát triển.