Vào bản, thăm nhà của người dân tộc ở Sapa cần lưu ý những gì?

09/10/2017 12:00 | Tư vấn

(Du lịch - giaidauscholar.com) - Sapa là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc như Tày, Giáy, Hmông, Dao đỏ, Xa Phó, Hà Nhì… Cuộc sống và nét văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc ở đây luôn là những điều bí ẩn, hấp dẫn đối với du khách.

Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng và bên cạnh đó là những điều cấm kị. Vậy nên có những điều bạn cần chú ý khi đi du lịch Sapa tới thăm bản, nhà đồng bào dân tộc.

*Khi vào bản, làng

Trên đường vào nhà người Hà Nhì, khi thấy một cánh cổng chào dựng tạm phía trên buộc tua tủa những dao gỗ, kiếm gỗ , đầu cánh gà … đó là lúc trong làng đang tổ chức lễ cúng xua đuổi tà ma.

Tương tự như vậy hàng năm các nghi lễ chung cúng thần làng, xua đuổi ma ác của đồng bào Tày, Thái, Giáy, Lào, Bố y, Xá Phó… thường được tổ chức vào tháng 2 hoặc tháng 6 , tháng 7 âm lịch.

Khi cúng đồng bào đặt các dấu hiệu kiêng kỵ cấm người lạ vào làng như buộc chùm lá xanh ở cột cao trên đường vào làng hoặc đan phên mắt cáo, buộc vào đó xương hàm lợn, trâu, bò. Cả làng không ai đi làm, không cho người lạ vào làng.

Chú thích ảnh

Nếu người lạ vô tình gồng gánh, đội nón, che ô, đeo gùi, ba lô… vào làng sẽ bị phạt bằng cách nộp đủ số lễ vật để làm lại lễ cúng làng. Trường hợp có việc khẩn cấp , muốn vào làng ngay, khách lạ phải bỏ mũ, ba lô, gồng gánh … tất cả đồ đạc đều phải xách tay. Như vậy mới mong được giảm hoặc miễn phạt.

Mỗi làng đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đều có khu rừng cấm, thờ thế lực siêu nhiên. Nơi thờ cúng có thể ở gốc cây to, hòn đá lớn ở trong rừng. Rừng cấm là khu rừng chung của cả làng . Mọi người tự nguyện bảo vệ rừng , không ai được tự tiện chặt phá, phóng uế, trai gái không được phép đến nơi đó tâm tình.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

*Khi vào thăm nhà

Trước khi vào thăm nhà đồng bào các dân tộc, du khách cần quan sát kỹ, nếu thấy ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai hoặc cắm một tấm phên đan hình mắt cáo… Đó là những dấu hiệu kiêng cấm, gia đình không muốn người lạ vào nhà.

Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất. Nếu muốn vào cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý. Nhà người Thái có đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải ( bên trái), không được lên cầu thang bên phải. Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc đầu nhà sàn, là nơi thờ tổ tiên.

Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm : Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất . Khách không dược đặt mũ, nón, tư trang và đồ dùng khác ở nơi đó, không được sờ tay lên các đồ thờ cúng.

Khi ngồi không được quay lưng vào nơi thờ. Ở vùng người Thái Đen, phụ nữ không được đến gian đầu ngồi nhà sàn- nơi thờ tổ tiên. Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất

Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không đặt chân lên hoặc làm xê địch hòn đá kê làm kiềng , vì theo quan niện của một số dân tộc thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa .

Khi đun nấu đồng bào Tày, Thái, Nùng, Giáy, Bố Y, Lào, Lự… đều chú ý đặt quay ninh, chảo, nồi lên bếp không được để hai quay nồi , chảo theo hương cây xà ngang (vì đó là hướng nằm của người chết) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà . Ở vùng đồng bào Hmông, Dao, Hà Nhì…. khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước, vì quan niện sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược. Khi ngồi gần bếp , không quay lưng và giẫm chân vào bếp, không được dùng chân đẩy củi vào bếp, không nướng cơm – đồ (xôi) vì người dân tộc quan niệm hành động này sẽ dẫn đến mất mùa.

Chú thích ảnh

*Đồng bào dân tộc kiêng không huýt sáo ở trong nhà

Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc cửa và cây cột chính cũng là vị trí linh thiêng thờ thần cửa, thần cột cái. Vì vậy không nên ngồi bậu cửa hoặc treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái. Ở vùng người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá kiêng không đem lá xanh, cành cây xanh, rau xanh vào cửa chính. Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão giông.

*Giao tiếp sinh hoạt

Khi đến nhà, đi đường, khách cần chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà và biểu hiện hơi nghiêng đầu sẽ xoá đi mặc cảm bất đồng ngôn ngữ. Khi chia tay có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại nhưng luôn nở nụ cười. Không xoa tay lên đầu trẻ em người Hmông, Dao, vì theo quan niện của họ, hồn người trú ngụ ở đầu, người lạ sờ vào, hồn hoảng sợ bỏ trốn, làm cho trẻ hay bị ốm đau.

Cần tránh gọi các từ khiếm nhã như Mèo, Mán (Nên gọi là đồng bào Mông, Dao). Không nên nói quá to với cử chỉ gay gắt, không tranh cãi với người già – phụ nữ và trẻ em. Người Hmông, Dao kiêng xoa tay lên đầu trẻ em.

Khi ăn uống: Mỗi dân tộc có quan niện khác nhau về vị trí chỗ ngồi , vì vậy cần lưu ý không ngồi vào một số vị trí đặc biệt như: ở vùng người Giáy, Dao phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách quý nhất.

Đồng bào Hmông khi bố mẹ mất, vị trí đầu bàn (gần bàn thờ) luôn bỏ trống với ý niệm nơi đó giành cho hồn bố mẹ.

Người Thái, Tày, Mường nơi giáp cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó. Và cần chú ý không ngồi ngang hàng với người già nất trong mâm (nếu chủ nhà không mời), không ngồi trước và quay lưng vào bàn thờ, không gắp đầu gà chân gà, gan gà trước khi chủ nhà mời, khi ăn không nền ừa ăn vừa nói quá to.

Trước khi ăn uống cần kiên trì nghe gia chủ tiến hành các nghi lễ mời tổ tiên, chúc tụng các điều tốt lành. Khách không rót rượu trước, không gắp thức ăn trước, khi dùng xong tuyệt đối không úp chén, úp bát xuống mâm.

Chú thích ảnh

Khi ngủ: Không nằm ngủ dọc theo đòn nóc nhà ( chỉ người chết mới được nằm như vậy). Không nên mắc màn trắng vì lộ liễu, không ngủ dậy quá muộn, không được ngủ dưới bàn thờ…

Mỗi căn nhà của đồng bào dân tộc ở Lào Cai đều có chỗ ngủ dành riêng cho khách, nên cần tuân theo sự bố trí của gia chủ, không nằm để chân về phía bàn thờ. Ở một số vùng người Mông, Dao,Thái, La Ha, Kháng kiêng không mắc màn màu trắng trong nhà.

Tin cùng chuyên mục

Du khách Việt có thể bay thẳng tới Astana  Kazakhstan thông qua chuyến bay charter

Du khách Việt có thể bay thẳng tới Astana Kazakhstan thông qua chuyến bay charter

Việc thiết lập cầu nối hàng không hiệu quả giữa Việt Nam và các đô thị trọng điểm Trung Á, điển hình như Astana (Kazakhstan), đang là mong đợi của đông đảo du khách lẫn giới doanh nhân, người lao động Việt Nam muốn khám phá hoặc làm việc tại khu vực này.

Vietnam Airlines khai thác trở lại đường bay giữa Kuala Lumpur và Hà Nội

Vietnam Airlines khai thác trở lại đường bay giữa Kuala Lumpur và Hà Nội

Hai chuyến bay số hiệu VN 680 và VN 681 của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) khởi hành từ thủ đô Kuala Lumpur đi Hà Nội và Hà Nội đi Kuala Lumpur (Malaysia) vào tối 1/4 đã đánh dấu chuyến bay thường lệ đầu tiên giữa hai thành phố sau một thời gian ngừng khai thác.

Ngâm chân, tắm lá thuốc ở Ba Vì: Hành trình tìm về liệu pháp thảo dược người Dao, người Mường

Ngâm chân, tắm lá thuốc ở Ba Vì: Hành trình tìm về liệu pháp thảo dược người Dao, người Mường

Những "liệu trình" thư giãn độc đáo với các bài thuốc tắm, ngâm chân thảo dược bí truyền của người Dao và Mường tại Ba Vì hứa hẹn mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe truyền thống thú vị và bổ ích cho du khách thập phương.

Kết nối Bangkok-Đà Nẵng với đường bay thẳng mới

Kết nối Bangkok-Đà Nẵng với đường bay thẳng mới

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, chiều 30/3, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức lễ khai trương đường bay thẳng Bangkok-Đà Nẵng từ sân bay quốc tế Suvarnabhumi.

Đà Nẵng sắp đón loạt chuyến bay charter quốc tế

Đà Nẵng sắp đón loạt chuyến bay charter quốc tế

Đà Nẵng khẳng định vị thế trung tâm du lịch quốc tế với lợi thế tự nhiên, văn hóa, cùng đột phá về hạ tầng và kết nối hàng không.

Chi tiết tour du lịch Bắc Ninh miễn phí vào cuối tuần

Chi tiết tour du lịch Bắc Ninh miễn phí vào cuối tuần

Tour du lịch miễn phí "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu di sản" đã được đông đảo du khách đón nhận, ủng hộ và đánh giá cao.

Tàu cao tốc TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo có giá vé cao nhất hơn 1,3 triệu đồng

Tàu cao tốc TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo có giá vé cao nhất hơn 1,3 triệu đồng

Doanh nghiệp khai thác tuyến tàu cao tốc từ TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa đưa ra giá vé cho tuyến này, với mức dao động từ 720.000 đồng đến hơn 1,3 triệu đồng/lượt, tùy theo loại ghế và thời gian chạy tàu.

Từ 28/3 sẽ mở tuyến vận tải thủy cố định từ Tp. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo

Từ 28/3 sẽ mở tuyến vận tải thủy cố định từ Tp. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo

Sở Giao thông Công chánh Tp. Hồ Chí Minh vừa chấp thuận cho Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát mở tuyến vận tải thủy cố định đi từ Tp. Hồ Chí Minh đến huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và ngược lại.

Tin mới nhất

Ngắm cây hoa bún khổng lồ rực nở, vẻ đẹp hiếm có giữa lòng Thủ đô

Ngắm cây hoa bún khổng lồ rực nở, vẻ đẹp hiếm có giữa lòng Thủ đô

Cây hoa bún là chứng nhân lịch sử của bao thế hệ người dân nơi đây, được người dân coi là "báu vật" của làng. Vào mùa hoa nở, đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tìm hiểu về văn hóa làng quê "sót lại" của Hà Nội.

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết trăm năm tuổi vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Những ngày cuối tháng 4, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ trăm năm tuổi vào vụ xuân.

Tạm dừng chuyên chở ô tô sang đảo Cát Bà để tránh quá tải dịp nghỉ lễ 30/4

Tạm dừng chuyên chở ô tô sang đảo Cát Bà để tránh quá tải dịp nghỉ lễ 30/4

Ngày 23/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng có văn bản thông báo tạm dừng chuyên chở xe ô tô con, xe ô tô tải qua bến phà Đồng Bài (theo chiều từ Cát Hải sang đảo Cát Bà) từ ngày 26/4 đến ngày 4/5 và các ngày nghỉ cuối tuần từ ngày 10/5 đến ngày 30/7; thời gian tạm dừng từ 9 giờ đến 13 giờ (trừ các xe ưu tiên theo luật định).

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của đảo Sơn Chà, Đà Nẵng

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của đảo Sơn Chà, Đà Nẵng

Tựa như viên ngọc xanh đặt cạnh núi Hải Vân, đảo Sơn Chà (có tên gọi khác Hòn Chảo, đảo Ngọc) là một hòn đảo còn hoang sơ, tuyệt đẹp, vừa được thành phố Đà Nẵng tiếp quản từ tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch"

Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch"

Nằm cách đất liền hơn 230km, Côn Đảo từng là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng và tù chính trị Việt Nam. Vào ngày 1/5/1975, Côn Đảo chính thức được giải phóng, khép lại một chương lịch sử 113 năm mang tên "địa ngục trần gian", mở ra thời kỳ mới của hòa bình, phát triển.

Những điểm check-in đường phố rực màu cờ đỏ dịp lễ 30/4/2025 tại Hà Nội

Những điểm check-in đường phố rực màu cờ đỏ dịp lễ 30/4/2025 tại Hà Nội

Cùng khám phá ngay điểm check-in đường phố nhất dịp lễ 30/4/2025 để lên lịch trình thật chuẩn và "cháy máy" thôi nào.

50 năm thống nhất đất nước: Côn Đảo - nửa thế kỷ, một hành trình phát triển

50 năm thống nhất đất nước: Côn Đảo - nửa thế kỷ, một hành trình phát triển

Nằm cách đất liền hơn 230km, Côn Đảo từng là nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng và tù chính trị Việt Nam.

Du thuyền - xu hướng nghỉ dưỡng đang lên ngôi

Du thuyền - xu hướng nghỉ dưỡng đang lên ngôi

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội quốc tế các chuyên gia du thuyền (Clia), năm qua có tới 93.000 người Bỉ lựa chọn đi du lịch bằng tàu biển, tăng đáng kể so với con số 83.000 hành khách của năm trước đó.

Đắm chìm trong vẻ đẹp của mùa hoa tại Hàn Quốc

Đắm chìm trong vẻ đẹp của mùa hoa tại Hàn Quốc

Mùa xuân ở Hàn Quốc là thời điểm tuyệt vời nhất cho những ai yêu thích ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây.

Chè cổ thụ trăm năm vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Chè cổ thụ trăm năm vào vụ giữa đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Những ngày cuối tháng Tư, trên độ cao gần 2.000 mét, hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi vào vụ Xuân, cũng là thời điểm người dân Hà Giang bắt đầu thu hái chè Xuân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh - dãy núi trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang khoảng 46 km.