![]() Ông Vũ Ngoạn Hợp
|
- Có thể anh Xuyên đã vui mừng quá trước tương lai của xiếc nên đã tuyên bố hơi quá như vậy. Nhưng cả khu vực ASEAN hiện nay chưa có một rạp xiếc hiện đại, thì nói về một rạp xiếc bậc nhất châu Á quả cũng không quá đâu! Về chủ trương, thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Bộ VH-TT&DL đã giao Liên đoàn Xiếc Việt Nam chủ trì việc xây dựng một Nhà hát đa năng tại Đà Nẵng. Đó sẽ là nơi biểu diễn nhiều loại hình nghệ thuật chuyên nghiệp, chứ không phải chỉ dành cho xiếc. Nhưng tất nhiên, vẫn ưu tiên chính cho xiếc.
* Vì sao lại chọn Đà Nẵng mà không phải là hai trung tâm văn hóa lớn: Hà Nội, hoặc TP.HCM?
- Đoàn xiếc TP.HCM hiện nay đã có rạp bạt. TP.HCM cũng đã cấp đất cho Đoàn xây dựng một rạp xiếc hiện đại, nhưng được biết hiện tại vẫn trục trặc khâu giải phóng mặt bằng. Hà Nội thì cũng đã có rạp xiếc đảm bảo phục vụ nhu cầu của khán giả. Việc lựa chọn Đà Nẵng hoàn toàn hợp lý, bởi lý do thành phố này nằm dọc hành lang kinh tế Đông Tây. Đây cũng là điểm thu hút du khách ở cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Một cựu lãnh đạo Liên đoàn Xiếc Việt Nam: “Nếu nhất thiết phải trang bị rạp xiếc cho Đà Nẵng, chỉ cần một rạp bạt lưu động (khoảng 2 tỉ đồng) là đủ hiện đại và rộng rãi (đáp ứng được khoảng 1.500 chỗ ngồi), rạp bạt ấy có thể mang đi diễn lưu động cho cả khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Bộ VH-TT&DL nên nhường kinh phí này để xây rạp cho TP. HCM, hiện đang có 3 đoàn xiếc, hơn 10 năm nay họ phải diễn trong một rạp bạt rất tồi tàn ở công viên 23 Tháng 9, anh em nghệ sĩ không yên tâm làm nghề. Hơn nữa, Đà Nẵng không có đoàn xiếc nào. Xây rạp xiếc ở một nơi không có hoạt động xiếc - chuyện ấy thiếu hợp lý!”. |
- Theo tôi được biết, đó là một trung tâm đa năng thì đúng hơn là một “nhà hát đa năng”. Tôi không bàn nhiều về thiết kế, vì như vậy là đụng chạm. Nhưng phải nói rằng, nơi này không đáp ứng được yêu cầu để biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Trung tâm đó phục vụ các chương trình đào tạo, hay biểu diễn quần chúng thì tốt, chứ biểu diễn chuyên nghiệp là cả vấn đề. Hiện tại, tôi được biết ở đó chủ yếu là các hoạt động thể thao.
* Ông có thể tiết lộ kế hoạch cụ thể và số kinh phí sẽ đầu tư cho Nhà hát đa năng?
- Sở Kế hoạch & Đầu tư Đà Nẵng đang làm việc đó. Phải qua các khâu kiến trúc, thiết kế cơ bản… mới có thể tính được nguồn vốn chính xác. Hiện tại, chúng tôi đang tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho dự án này. Một điểm nhấn văn hóa cho cả dải miền Trung – Tây Nguyên theo tôi là cần thiết. Đây cũng sẽ là nơi diễn ra các chương trình biểu diễn lớn của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Việc đầu tư là hoàn toàn hợp lý. Những nước có tiềm lực chắc đã xây dựng từ lâu rồi, Việt Nam ta còn nghèo nên những công trình văn hóa như thế này mới bị trì hoãn lâu đến thế. Nói ngay như Hà Nội, nếu trước kia cũng không dám xây Cung Văn hóa Việt – Xô, chắc đến tận bây giờ cũng không có một nơi biểu diễn nghệ thuật tử tế đâu… Theo Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X, không chỉ Đà Nẵng có Nhà hát đa năng, mà sau đó còn là Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác…
- Tôi đã được sống lại cảm giác khi còn làm diễn viên khi chương trình vừa diễn ở Đà Nẵng. Hồi những năm 1985 – 1986, chúng tôi đã có những chuyến lưu diễn dài ngày, mà khán giả phải có giấy giới thiệu mới mua được vé. Chương trình lần này cũng đầu tư khá công phu bởi thời gian qua, nhiều gánh xiếc tư nhân đã mạo danh Liên đoàn đi diễn ở nhiều nơi, làm mất uy tín của những nghệ sĩ đích thực.
Lại “thon thót” công trình thế kỷ Thông tin tại Đà Nẵng vài năm tới sẽ có một rạp xiếc hiện đại nhất châu Á được phát ra từ Liên đoàn xiếc Việt Nam gây hiệu ứng nhiều chiều trong dư luận thành phố bên sông Hàn. Hữu Quý (từ Đà Nẵng) |