14/12/2016 09:31 GMT+7 | Hạng Nhất
(giaidauscholar.com) - Sau PVF, Đồng Nai, đến lượt Phú Yên cũng nối gót từ chối vé hạng Nhất. Nếu như cách đây vài ba năm người ta làm mọi cách để được lên chơi giải này thì giờ đây, nó trở thành “của nợ” với nhiều địa phương. Lỗi tại ai?
Trên thực tế, sau cơn bão đấu tiền đi qua, các đội bóng đã thắt lưng buộc bụng hơn. Chỉ cần 10 tỷ đồng là họ đã có thể hoạt động. Trên thực tế, con số đó còn ít hơn. Theo Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, Nguyễn Đình Thu thì năm ngoái ngân sách tỉnh cấp 3,5 tỷ đồng rồi tìm đơn vị tài trợ cũng được 3-4 tỷ nữa là đội bóng hoạt động được. Tuy nhiên, khi mà các doanh nghiệp không thể đồng hành, đội bóng “tắt thở” vì ngân sách tỉnh không kham nổi.
Giải hạng nhất quốc gia vốn đã kém sức hút lại càng èo uột vì số lượng đội ngày càng giảm.Ảnh: V.S.I
Phú Yên rút lui chỉ là tảng băng nổi còn thực tế, rất nhiều đội bóng ở giải hạng Nhất đang trong tình trạng “ống thở” phập phù. Và chỉ cần một tác động nhỏ (chẳng hạn như doanh nghiệp rút lui ở Phú Yên, hay câu chuyện bán độ cách đây 2 năm ở Đồng Nai) thì mọi thứ sẽ bị bục ra, khó có cách nào để cứu chữa.
Việc sân chơi bóng đá chuyên nghiệp, nhất là giải hạng Nhất còn nhiều tiêu cực đã làm niềm tin của nhà tài trợ, lãnh đạo địa phương sụt giảm quá ngưỡng chịu đựng. Tai tiếng mà bóng đá mang lại cũng lởn vởn trên đầu bất cứ chính khách nào. Do đó, hy sinh bóng đá, là giải pháp được chọn lựa. Đấy là sự đáng tiếc bởi tin chắc lãnh đạo địa phương nào cũng ý thức được sự cần thiết có mặt của đội bóng đỉnh cao. Nhu cầu xem, cổ vũ đội bóng đá tỉnh (thành) của nhân dân là rất lớn. Nếu đội bóng tử tế, việc địa phương huy động “nhà nước và nhân dân cùng làm” cỡ 10 tỷ để nuôi đội bóng là chuyện không quá khó.
Giải hạng Nhất không có tội, tội là giải này không được điều hành cho tử tế để mọi người mất niềm tin, vô cảm với sân chơi này.
Trần Khánh
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất