28/04/2016 16:46 GMT+7 | Video clip
(giaidauscholar.com) - Sáng nay, tên lửa "Soyuz-2.1a" đầu tiên trong lịch sử cùng ba vệ tinh đã được phóng thành công từ sân bay vũ trụ mới của Nga Vostochny. Nga cho rằng, việc xây dựng sân bay vũ trụ này đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn phát triển mới của ngành vũ trụ Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng Công ty quốc gia "Roscosmos" và các nhà xây dựng sân bay vũ trụ Vostochny sau thành công của cuộc phóng tên lửa này.
"Tôi muốn chúc mừng các anh. Chúng ta có cái để tự hào. Về nguyên tắc, có thể thực hiện cuộc phóng vào ngày hôm qua, nhưng phần kỹ thuật «lên gân" quá nên làm "khựng" lại quá trình phóng. Đây là chuyện bình thường" - ông Putin nói với các nhân viên và đại diện của "Roscosmos" có mặt tại phòng quan sát sau khi tên lửa đã được phóng lên thành công.
Cuộc phóng tên lửa đẩy "Soyuz-2.1a" được lên kế hoạch vào ngày 27 tháng 4, vào lúc 05.04 giờ Matxcơva (9.04 giờ Hà Nội), nhưng đã bị hoãn lại đến ngày 28 tháng 4. Hiện một ủy ban đang tiến hành điều tra nguyên nhân trì hoãn cuộc phóng tên lửa.
Cuộc phóng diễn ra đúng vào thời điểm dự kiến: 05.01 giờ Matxcơva (9.01 giờ Hà Nội). Tên lửa "Soyuz-2.1a" có nhiệm vụ mang theo thiết bị vũ trụ "AIST-2D", là vệ tinh nghiên cứu của Đại học tổng hợp quốc gia Nga mang tên "Mikhail Lomonosov", cũng như vệ tinh nano SamSat-218D.
Video phóng tên lửa vũ trụ Nga
Trong tương lai, sân bay vũ trụ vùng Amur sẽ là một "cửa sổ nhìn ra châu Á", góp phần củng cố vị trí của Nga trong khu vực này, thành viên Viện nghiên cứu Vũ trụ, ông Andrei Yonin nói như vậy với phóng viên của Sputnik.
"Từ 9 năm về trước chúng tôi đã hiểu ra một điều rằng Nga cần quay sang phía Đông, một trong những nguyên nhân là vì trung tâm của ngành vũ trụ đã chuyển từ phía Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương. Sân bay vũ trụ Vostochny chính là chiếc "rìu", nhờ nó chúng ta đã khoét được ô cửa sổ vũ trụ tới châu Á"- ông Yonin chia sẻ.
Theo lời của chuyên gia, công suất phóng của sân bay vũ trụ mới của Nga sẽ dành được sự quan tâm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài các quốc gia truyền thống vốn đã "dày dạn" trong ngành vũ trụ, một số nước khác vốn mới "chập chững" bước vào không gian vũ trụ cũng sẽ muốn hợp tác với Nga, bao gồm Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất