31/05/2016 21:38 GMT+7 | Thế giới
)giaidauscholar.com) - Ngày 31/5, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội và Ban Quản lý Dự án Đầu tư Phát triển Giao thông đô thị Hà Nội (chủ đầu tư) đã tổng kiểm tra và ký biên bản bàn giao hệ thống nhà chờ tuyến xe buýt nhanh BRT, thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội.
Để có kết quả trên, thời gian qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Phát triển Giao thông đô thị Hà Nội đã đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành hệ thống 21 nhà chờ tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã – Yên Nghĩa. Đây là mô hình xe buýt tiên tiến, hiện đại và thịnh hành trên thế giới dự kiến được đưa vào hoạt động vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, để kịp thời lên phương án vận hành, tránh tình trạng nhà chờ hư hỏng, xuống cấp do không có cơ chế bảo quản, sử dụng, cộng thêm thời tiết nắng mưa, sương muối làm hoen gỉ sắt thép nên chủ đầu tư đã tiến hành bàn giao cho Tổng Công ty Vận tải Hà Nội quản lý. Đơn vị tiếp nhận sẽ xây dựng kế hoạch, bố trí nhân sự trông coi, lên phương án kinh doanh, thiết kế vận hành hợp lý giữa các bộ phận phục vụ xe buýt và người dân tham gia.
Hiện nay, nhu cầu đi lại và mật độ xe cộ tham gia giao thông trên tuyến Kim Mã – Yên Nghĩa là rất lớn. Trong khi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông liên tiếp bị đẩy lùi tiến độ thì việc sớm đưa tuyến xe buýt nhanh này đi vào hoạt động sẽ góp phần hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông công cộng, đồng thời giúp người dân đi lại nhanh chóng, thuận tiện và được phục vụ tốt hơn. Trong tương lai, xe buýt nhanh có đường riêng, khi gần đến các nút giao cắt giao thông, hệ thống máy tính sẽ tính toán, xử lý tính giờ đèn xanh, đèn đỏ phù hợp, ưu tiên cho xe buýt đi qua.
Theo thiết kế, nhà chờ được xây dựng bằng kết cấu thép, mái lợp tấm aluminium trên kết cấu xà gồ, nằm trong phạm vi dải phân cách giữa đường nên chịu tác động rất khắc nghiệt của điều kiện thời tiết. Một số nhà chờ trên tuyến Lê Văn Lương đã được thi công từ năm 2014.
Tuy nhiên, do thời gian thi công đã lâu, chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết (nắng nóng, mưa nhiều) dẫn đến việc bị hoen gỉ một số vị trí bu lông, sàn thép. Đặc biệt tại nhà chờ Nguyễn Tuân trên đường Lê Văn Lương theo thiết kế ban đầu sàn nhà chờ bằng thép tấm, sau khi hoàn thành nhà chờ mẫu, theo ý kiến góp ý, đơn vị đã điều chỉnh sử dụng sàn bê tông đối với các nhà chờ còn lại để phù hợp với thời tiết ở Việt Nam.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, Sở đã tích cực chỉ đạo Chủ đầu tư và các nhà thầu khẩn trương thi công hoàn thiện nhà chờ, đấu nối điện để lắp đặt thiết bị. Đến nay, các nhà chờ này đã được vệ sinh, sơn sửa tổng thể để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thiện các hạng mục phụ còn lại, tiến hành chạy thử vào quý III và dự kiến vận hành chính thức tuyến BRT trong quý IV/2016.
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất