Chiêm ngưỡng vẻ đẹp Công viên địa chất toàn cầu ở Cao Bằng vừa được UNESCO công nhận

13/04/2018 07:40 GMT+7 | Thế giới

(giaidauscholar.com) - Với việc nhân danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu từ UNESCO cách đây vài giờ, công viên địa chất Non Nước Cao Bằng đang đứng trước cơ hội trở thành một điểm đến đặc biệt của du khách trong và ngoài nước

Hãy cùng Thể thao và Văn hóa ghé thăm một số điểm nổi bật trong quần thể rộng tới 3275 km2 này

Chú thích ảnh
CVĐCTC UNESCO Non Nước - Cao Bằng, nằm trên địa bàn của 9 huyện địa phương, là nơi sinh sống của hơn 250.000 người thuộc 9 dân tộc ít người.

Hiện, các nhà khoa học đã phát hiện, đánh giá, đề xuất xếp hạng hàng trăm điểm đến trong quần thể này, với những giá trị đặc biệt về cảnh quan, địa hình, văn hóa và lịch sử...

Chú thích ảnh
Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén với hệ thống rừng rêu – rừng lùn đặc trưng của hệ sinh thái ôn đới núi cao  vùng Đông Bắc Việt Nam
Chú thích ảnh
Khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn Cao Vít, Trùng Khánh  được Tổ chức  FFI (Fauna and Flora International) hỗ trợ thành lập năm 2007 trên cơ sở phát hiện đàn vượn Cao Vít – vốn đã  bị coi là tuyệt chủng – ở đây năm 2004.
Cao Bằng chính thức nhận danh hiệu Công viên Địa chất Toàn cầu từ UNESCO

Cao Bằng chính thức nhận danh hiệu Công viên Địa chất Toàn cầu từ UNESCO

Vào 18 giờ Hà Nội ngày hôm nay 12/4, tại Paris, trong kỳ họp lần thứ 204, Hội đồng Chấp hành UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO (CVĐCTC).

Chú thích ảnh
Hệ thống hồ Thang Hen, với 36 hồ trên núi
Chú thích ảnh
Một góc nhìn đặc biệt của du khách tại Hồ Thang Hhen
Chú thích ảnh
Hệ thống Hang Dơi dài hơn 900 mét, từng được Bộ VH, TT&DL xếp hạng là  là thắng cảnh Quốc gia năm 2004.
Chú thích ảnh
Một nhũ đá đặc biệt tại Hang Dơi
Chú thích ảnh
Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là 1 trong 4 thác nước lớn nhất thế giới.
Chú thích ảnh
Thác nằm ở độ cao 70m, sâu 60m, rộng 208, gồm thác chính và thác phụ. Nhìn từ xa thác được chia làm 3 dòng giống như những dải lụa trắng tung bay uốn lượn trong gió
Chú thích ảnh
Động Ngườm Ngao, với chiều dài 2.144m nhưng mới khai thác và đi vào hoạt động khoảng 900m
Chú thích ảnh
"Núi thủng" Nậm Trá, thường được địa phương gọi là núi Mắt Thần
Chú thích ảnh
Và cuối cùng, không thể quên khu di tích Pác Bó, gắn với hang Pác Bó, nơi Hồ Chủ tịch sống và làm việc trong giai đoạn từ 8/2 tới cuối tháng 3/1941
Chú thích ảnh
Kèm theo đó là núi Các Mác và suối Lê nin do Người đặt tên

Sơn Tùng (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm