Món quà mang hồn văn hóa truyền thông

13/09/2017 14:00 GMT+7 | Thế giới

(giaidauscholar.com) - Nếu triết lý “Trời tròn, Đất vuông” được thể hiện trọn vẹn trong bánh chưng - bánh dày ngày Tết Nguyên Đán, thì giữa năm vào dịp Tết Trung thu, người Việt lại làm bánh nướng - bánh dẻo như một món ăn tổng hòa mối quan hệ của vạn vật để thành kính dâng lên đất trời, tổ tiên. Chiếc bánh không chỉ là lời tri ân, cảm tạ mà còn là thức quà để phá cỗ đêm rằm trong tiết trời thu mát mẻ.

Xưa nay, ẩm thực Hà Nội vẫn luôn nổi tiếng bởi sự cầu kỳ và tinh tế từ cách chọn nguyên liệu cho đến cách chế biến và thưởng thức. Chứa đựng trong mỗi món ăn của người Hà Nội là cả một chiều sâu văn hóa mang đậm dấu ấn của mảnh đất Kinh Kỳ. Không chỉ là nơi gìn giữ và quảng bá nền văn hóa ẩm thực truyền thống Việt Nam, Quán Ăn Ngon còn mong muốn giới thiệu những tinh hoa ẩm thực Hà Thành xưa qua thức quà Trung Thu được chính tay người con gái đất Tràng An – nghệ nhân ẩm thực số 01 Phạm Ánh Tuyết chế biến.

Với sự cảm mến người có cùng tâm huyết “Gìn giữ giá trị ẩm thực Việt” với Quán Ăn Ngon, nghệ nhân Ánh Tuyết đã làm riêng những chiếc bánh trung thu đặc biệt có tên Thu Vọng Nguyệt dành riêng cho khách hàng của Quán thưởng thức.

Chú thích ảnh

Tận măt chứng kiến một quá trình làm ra một chiếc bánh từ khâu chọn nguyên liệu, kết hợp với những bí quyết gia truyền riêng mới thấy hết được sự kỳ công, “tuyệt kỹ công phu” mới thấy hết được cái tâm của nghệ nhân đất Hà Thành suốt đời đi tìm và “khôi phục” những hương vị gốc của ẩm thực Việt này. Từ công đoạn chọn bột, cho đến làm nhân, rồi đổ khuôn … tất cả đều phải thật tỉ mỉ, khắt khe.

Nguyên liệu làm bánh nướng nhất thiết phải có mỡ phần, mà phải là mỡ gáy, mứt bí, lạp xưởng, hạt sen, vừng trắng, lạc rang, lòng đỏ trứng gà phết lên bề mặt bánh trước khi cho vào lò nướng thì mới tạo ra được màu vàng ruộm. Đặc biệt không thể thiếu vị thơm dìu dịu của lá chanh thái sợi, để khi mỗi chiếc bánh ra lò đều dậy mùi thơm phức.

Nói về độ cầu kỳ của vỏ bánh nướng, bà cho biết, vỏ bánh nướng cực kỳ khó làm, một chiếc bánh thành phẩm phải giữ được độ mềm và phải giữ nguyên được vân hoa trên mặt bánh. Bột bánh phải đập bằng tay, khuôn bánh trạm bằng gỗ. “Mà muốn có khuôn đẹp, không bị co khi thời tiết thay đổi thì gỗ đó phải được ngâm xuống ao mấy năm trời. Bởi nếu co thì đường vân trạm bị méo, không định hình được khuôn bánh”, bà chia sẻ.

Còn với bánh dẻo thì phải gọi là “ tuyệt đỉnh cầu kỳ và tinh tế”. Nhân bánh phải là gạo nếp rang, xay, ngào bằng nước cốt hoa bưởi, nhân cũng giống nhân bánh nướng nhưng không có mỡ, lá chanh, hoặc nhân chay là đỗ xanh xay nhuyễn. Nhân bánh dẻo đặc biệt cũng phải ướp nước cốt hoa bưởi như vỏ bánh. Mà nhất định phải là “hoa bưởi tháng Ba” mới có mùi thơm đặc trưng, buộc khi đó phải chiết xuất trước và để dành Trung thu làm bánh dẻo. Đặc biệt, bà Tuyết vẫn giữ cách đập bánh dẻo truyền thống, dùng lòng trứng tạo độ trắng chứ không dùng hóa chất để tẩy màu. Bà chia sẻ, nếu bánh dẻo quá trắng mà không có độ ngà ngà thì chắc chắn là đã dùng thuốc tẩy rồi. Nói về bánh Trung thu truyền thống có mặt trên thị trường hiện nay, bà kể rằng cũng từng ăn bánh bán ở các cửa hàng bánh Trung thu truyền thống, nhưng chỉ có vị “giống”, còn hương vị thì thiếu nhiều!

Xã hội cấp tiến hiện đại, mâm cỗ đêm rằm cũng trở nên phong phú và dễ dàng hơn nhờ có sự góp mặt của nhiều loại bánh lạ miệng, đẹp mắt. Nhưng những người luống tuổi có gu sành ăn vẫn muốn tìm về với hương vị bánh trung thu cổ truyền, bởi chỉ có hương vị cổ truyền ấy mới đủ sức đánh thức và gợi nhớ cái nét đằm thắm của quê hương mà không thứ bánh hiện đại nào mang đến được. Nếm vị bánh mà như dường như nếm đúng cái hồn quê, tình quê, cái tấm lòng của người làm bánh. Hương vị truyền thống khiến người già rưng rưng nhớ, người trẻ nâng niu và trân trọng nét đẹp của nếp nhà, nếp quê trong mỗi mùa trăng sáng. Khi cuộc sống còn những người yêu hương vị quê hương, ắt sẽ còn những người đầu bếp mỗi mùa trăng rằm lại chăm chút, tỉ mẩn làm nên những chiếc bánh nướng, bánh dẻo đượm hồn dân tộc như thế ở Quán Ăn Ngon.

Bánh trung thu truyền thống do Nghệ nhân ẩm thực số 1 Hà Thành Phạm Ánh Tuyết trực tiếp chế biến có bán rộng rãi tại nhiều hệ thống nhà hàng tại Hà Nội:

Quán Ăn Ngon 18 Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm

Quán Ăn Ngon 34 Phan Đình Phùng, quận Ba Đình

Quán Ăn Ngon 25T2 Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy

Quán Ăn Ngon K33-B2-R6 Vincom Royal City, quận Thanh Xuân

Món Ngon Sài Thành 59A Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa

Món Ngon Sài Thành 08 Dã Tượng, quận Hoàn Kiếm

Ngon Phố, tầng 3 Aeon mall Long Biên, quận Long Biên

The Rooftop, tầng 19 tòa nhà Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm

Hotline đặt bánh: 0903 246 963

PTTT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm