20/07/2017 11:06 GMT+7 | Thế giới
(giaidauscholar.com) - Trên cơ sở các ý kiến phản ánh, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đã trình lãnh đạo Bộ Tư pháp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Sáng 20/7, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo tổng kết công tác tư pháp quý II/2017.
Trong thời gian qua, nhiều người dân kiến nghị về việc xử phạt người điều khiển ô tô tham gia giao thông không mang theo bản chính giấy đăng ký xe.
Về vấn đề này, ông Đỗ Đức Hiển, Chánh văn phòng Bộ Tư pháp cho biết, qua theo dõi việc thi hành pháp luật, có tình trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không mang bản chính giấy đăng ký xe, trong đó có nhiều trường hợp ô tô đang được thế chấp tại các tổ chức tín dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Về việc này, Bộ Tư pháp đã giao Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật phối hợp với Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và một số đơn vị liên quan nghiên cứu, để xuất xử lý.
Ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật cho biết, hiện có 1,3 triệu phương tiện đang được thế chấp tại ngân hàng, sử dụng bản sao có công chứng, chứng nhận của tổ chức tín dụng giấy tờ xe. Nhưng cảnh sát giao thông (CSGT) có xử phạt hành chính ô tô, xe máy không có đăng ký xe. Dẫn tới sự hoang mang của người dân, khiến nhiều người do dự mua ô tô, xe máy theo dạng thế chấp. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã có ý kiến để giải quyết vướng mắc.
Theo ông Sơn, đây là vấn đề liên quan tới nhiều quy định pháp luật như: giao dịch bảo đảm, giao thông đường bộ có quy định phải mang theo giấy đăng ký xe, pháp luật về chứng thực quy định bản sao có giá trị sử dụng thay bản chính… qua thực tiễn, chúng tôi thấy CSGT xử phạt là có cơ sở pháp lý. Các tổ chức tín dụng giữ giấy tờ xe bản chính lại xuất phát từ yêu cầu thực tiễn là bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng.
Từ đó cho thấy, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ. Hơn nữa, việc xử phạt sẽ mang tính tiêu cực tới đời sống kinh tế của người dân, người dân có thể không vay vốn nữa.
Trên cơ sở các ý kiến phản ánh, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và yêu cầu của thực tiễn, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình lãnh đạo Bộ Tư pháp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
Theo H.V/Bảo Tin Tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất