14/06/2017 09:46 GMT+7 | Văn hoá
(giaidauscholar.com) - Theo lịch làm việc, 8h sáng nay 14/6, Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội. Những câu hỏi về Sơn Trà của các đại biểu từ buổi chất vấn hôm qua vẫn đang chờ được trả lời.
Chất vấn cuối cùng trước khi tạm kết buổi chất vấn hôm qua là của đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM): "Sơn Trà không chỉ là của riêng Đà Nẵng, do đó khi có việc thì Chính phủ phải vào cuộc".
Mở đầu, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời chất vấn của đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ quyết định vấn đề Quy hoạch Sơn Trà trên tinh thần phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ không để cho Đà Nẵng quyết Sơn Trà thế nào cũng được. Nếu thế thì đã không có chuyện ngừng thực hiện quy hoạch hay thảo luận lại về số phòng khách sạn. Phê duyệt hay bổ sung quy hoạch là thẩm quyền của Thủ tướng.
Khi có quy hoạch, Đà Nẵng chủ động làm việc với nhà đầu tư, giữ quy mô ở mức nào. Vì các quyết định pháp luật ảnh hưởng đến doanh nghiệp thì đều phải giải quyết cho doanh nghiệp.
Các đại biểu tiếp tục chất vấn các vấn đề: Nhiều hoạt động vui chơi giải trí phải dừng sau 0 giờ vì tư duy quản không được thì cấm; Việc cấp phép từng ca khúc là cách làm cửa quyền, không hiệu quả, có phải do nhận thức cán bộ; Việc kiểm tra kiểm điểm trách nhiệm các cán bộ của Cục Nghệ thuật Biểu diễn và Tổng cục Du lịch...
Vấn đề biểu diễn phản cảm ở khu du lịch văn hóa Đầm Sen nơi có nhiều trẻ em; Việc tội phạm xâm hại tình dục trẻ em bị kết án ở nước ngoài về nước lại có thể hoạt động nghệ thuật, thậm chí tiếp tục chiêu sinh đào tạo nghệ thuật (Minh Béo - PV); Các gameshow truyền hình có trẻ em tham gia chưa có cơ chế để bảo vệ các em...
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tiếp tục trả lời các chất vấn. Về hoạt động vui chơi giải trí sau 0 giờ, Bộ trưởng khẳng định không có chuyện "khó quản thì cấm" mà sẽ suy nghĩ "cách thức nào đó" phù hợp.
Về việc cấp phép ca khúc, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói, theo chỉ đạo của Thủ tướng, các bài hát không vi phạm thuần phong mỹ tục, không trái với lợi ích quốc gia, thì không cần thiết phải có cấp phép mới được phổ biến. Bộ đã chỉ đạo rà soát các quy định về thủ tục cấp phép trên tinh thần là giảm và hạn chế, dẫn tới chấm dứt việc xin - cho, tạo môi trường thuận lợi cho văn nghệ sĩ sáng tạo. Bộ sẽ tìm phương án hợp lý nhất và sẽ có báo cáo với đại biểu.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, với một số lễ hội thời gian qua có nội dung phản cảm, gây bức xúc, không phù hợp với phong tục, sau khi mùa lễ hội 2015 kết thúc, Bộ đã phối hợp với các địa phương quán triệt tinh thần tổ chức lễ hội đảm bảo tiết kiệm, an toàn, giữ nét đẹp văn hóa.
Trong mùa lễ hội 2017, các lễ hội phản cảm đã giảm bớt như lễ hội Ném Thượng (Bắc Ninh) năm thứ hai không tổ chức chém lợn giữa sân đình. Hội phết đình Đông Quan (Vĩnh Phúc) diễn ra an toàn, không còn nội dung cướp phết mà chỉ còn nội dung trình diễn nghi lễ. Hội phết Hiền Quan (Phú Thọ) thay đổi hình thức tổ chức mới giới hạn khu vực chơi để đảm bảo an toàn. Lễ hội cầu trâu Phú Thọ không còn tổ chức nghi lễ đập đầu trâu, thay bằng nghi lễ thực hành trình diễn. Lễ hội Đền Trần Thái Bình không còn tổ chức phát ấn như các mùa trước. Các lễ hội Đền Hùng, Đền Trần (Nam Định) cũng đã được tổ chức tốt hơn...
Trả lời một số vấn đề khác, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chỉ nói ngắn gọn là sẽ xem xét để có quy định cụ thể.
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất