Đề nghị công nhận Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

22/11/2016 16:37 GMT+7 | Thế giới

(giaidauscholar.com) – UBND TP Đà Nẵng vừa cho biết, thành phố vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đưa “Nghệ thuật hô/hát Bài chòi dân gian ở thành phố Đà Nẵng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Từ tháng 8/2015, TP Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị loại hình nghệ thuật hô/hát Bài chòi kế hoạch từ năm 2016-2020.

Theo đó, thành phố có chính sách hỗ trợ các câu lạc bộ, nghệ nhân Bài chòi; tập huấn, bồi dưỡng cho các đội nhóm biểu diễn Bài chòi đồng thời tổ chức xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân cho những nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên có đóng góp lớn cho việc giữ gìn và phát triển nghệ thuật Bài Chòi; thành lập hội bảo trợ nghệ thuật Bài Chòi thành phố Đà Nẵng;…


TP Đà Nẵng đã cho thí điểm biểu diễn hô hát Bài chòi tại Công viên bờ đông cầu Rồng, nhằm đưa nghệ thuật đến gần hơn với người dân và du khách.

Năm 2016, UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao chọn những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của địa phương để lập hồ sơ khoa học trình TP, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghệ thuật hô/hát Bài chòi đã được lựa chọn.

Mới đây, Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, đưa “Nghệ thuật hô/hát Bài chòi dân gian ở thành phố Đà Nẵng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bài chòi là sản phẩm văn hóa có tính đại diện, thể hiện bản sắc văn hóa của thành phố, đây cũng là trò chơi dân gian mộc mạc, mang hơi thở cuộc sống của cộng đồng dân cư. Trải qua thời gian, Bài chòi vẫn giữ cho mình tính bình dân, gắn liền với đời sống của người lao động.

Hiện nay, trò chơi dân gian này rất phổ biến ở các địa phương trên địa bàn thành phố, không chỉ gói gọn trong những ngày đầu xuân mà còn kéo dài cả tháng Giêng trong các lễ hội truyền thống lớn nhỏ.

Hiện di sản nghệ thuật Bài chòi dân gian đang được bảo tồn và phát huy gắn với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố, kết hợp với việc tổ chức các lễ hội truyền thống tại các di tích với hội Bài chòi và các hoạt động vui chơi giải trí khác để thu hút du khách.


Biểu diễn Bài chòi thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem.

TP Đà Nẵng đã cho thí điểm biểu diễn hô/hát Bài chòi tại Công viên bờ đông cầu Rồng, do CLB Dân ca Bài chòi - Trung tâm Văn hóa thành phố Đà Nẵng thực hiện, nhằm đưa nghệ thuật đến gần hơn với người dân và du khách.

Việc lập hồ sơ đề nghị công nhận Bài chòi là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tiêu biểu của nghệ thuật này.

Hoàng Yến

'Tha hương' đưa Xẩm và Bài chòi đến Pháp và Đức

'Tha hương' đưa Xẩm và Bài chòi đến Pháp và Đức

Sau đêm diễn thành công ngày 20/1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhóm Xẩm của Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tiếp tục đem Xẩm đến 6 đêm diễn đáng nhớ tại Pháp và Đức từ ngày 28/2 – 7/3 vừa qua.


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm