31/03/2022 19:42 GMT+7 | Tin tức 24h
(giaidauscholar.com) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
(Tiếp tục cập nhật)
Hà Nội thêm 8.057 ca COVID-19 mới
Sở Y tế Hà Nội tối 31/3 thông báo có thêm 8.057 ca COVID-19 mới, giảm gần 100 ca so với hôm qua.
Bệnh nhân COVID-19 mới ở Hà Nội phân bố tại 342 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (1.191); Sóc Sơn (829); Hoàng Mai (679); Thanh Trì (381); Hoài Đức (338).
Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) đến nay là 1.475.320 ca.
Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 30/3, Hà Nội có 202.271 bệnh nhân đang điều trị, theo dõi (giảm khoảng 10.000 ca so với ngày trước đó), trong đó, chỉ còn 1.285 người điều trị tại bệnh viện; 156 người điều trị tại cơ sở thu dung quận/huyện/thị xã; số còn lại 200.830 người theo dõi cách ly tại nhà.
Hôm qua (30/3) là ngày thứ ba liên tiếp Hà Nội không ghi nhận ca mắc COVID-19 tử vong trong nhiều tháng gần đây. Đến nay, tổng số người tử vong do COVID-19 (từ 27/4/2021 cho đến nay) là 1.320 người.
Dịch COVID-19: Số ca mắc mới tiếp tục giảm, còn 2.975 ca nặng đang điều trị
Ngày 31/3, số ca mắc mới ở nước ta tiếp tục giảm gần 5.000 ca so với ngày 30/3. Ba địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bắc Giang (1.311 ca), Lạng Sơn (466 ca), Bình Dương (383 ca).
Tính từ 16 giờ ngày 30/3 đến 16 giờ ngày 31/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 80.838 ca mắc mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 80.827 ca ghi nhận trong nước (giảm 4.932 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 56.105 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (8.054 ca), Phú Thọ (3.415 ca), Nghệ An (3.399 ca), Yên Bái (3.156 ca), Đắk Lắk (3.107 ca), Lào Cai (2.981 ca), Hải Dương (2.864 ca), Bắc Giang (2.688 ca), Quảng Ninh (2.509 ca), Quảng Bình (2.352 ca), Hà Giang (2.344 ca), Lạng Sơn (2.159 ca), Vĩnh Phúc (2.039 ca), Thái Bình (1.966 ca), Bắc Kạn (1.917 ca), Sơn La (1.813 ca), Hưng Yên (1.784 ca), Tuyên Quang (1.672 ca), Bắc Ninh (1.653 ca), Vĩnh Long (1.642 ca), Cao Bằng (1.630 ca), Bình Định (1.437 ca), Quảng Trị (1.369 ca), Cà Mau (1.265 ca), Lâm Đồng (1.264 ca), Hà Nam (1.258 ca), Tây Ninh (1.238 ca), Thái Nguyên (1.179 ca), Điện Biên (1.164 ca), Hòa Bình (1.160 ca), Lai Châu (1.097 ca), Ninh Bình (1.046 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (924 ca), Quảng Ngãi (920 ca), Bến Tre (876 ca), Bình Dương (827 ca), Bình Phước (766 ca), Hà Tĩnh (757 ca), Đà Nẵng (736 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (688 ca), Nam Định (672 ca), Thừa Thiên Huế (589 ca), Trà Vinh (539 ca), Thanh Hóa (535 ca), Đắk Nông (426 ca), Phú Yên (408 ca), Khánh Hòa (386 ca), Hải Phòng (365 ca), Bình Thuận (341 ca), Quảng Nam (270 ca), Kon Tum (179 ca), An Giang (178 ca), Bạc Liêu (166 ca), Kiên Giang (161 ca), Long An (125 ca), Cần Thơ (101 ca), Đồng Nai (97 ca), Đồng Tháp (85 ca), Sóc Trăng (52 ca), Ninh Thuận (20 ca), Hậu Giang (12 ca), Tiền Giang (5 ca).
Ngày 31/3/2022, Sở Y tế Hưng Yên đăng ký bổ sung 11.517 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (1.081 ca), Vĩnh Long (188 ca), Quảng Ngãi (154 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 91.762 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.564.609 ca mắc, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 96.747 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 9.556.876 ca, trong đó có 7.516.196 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.474.782 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (594.585 ca), Nghệ An (391.871 ca), Bình Dương (376.566 ca), Hải Dương (344.058 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 250.482 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi ở nước ta lên 7.519.013 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.975 ca.
Số bệnh nhân tử vong trong ngày là 39 ca, trong đó, nhiều nhất là tại Bến Tre với 5 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 50 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.493 ca, chiếm 0,4% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 30/3 có 224.848 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 206.106.897 liều, trong đó: 188.929.522 liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên (mũi 1 là 71.234.891 liều; mũi 2 là 68.040.384 liều; mũi 3 là 1.503.535 liều; mũi bổ sung là 14.913.043 liều; mũi nhắc lại là 33.237.669 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.177.375 liều: Mũi 1 là 8.803.806 liều; Mũi 2 là 8.373.569 liều.
Dịch COVID-19: Bổ sung liều tiêm 0,25ml đối với vaccine Moderna
Ngày 31/3, Bộ Y tế đã có Quyết định sửa đổi Điều 1 Quyết định số 3122/ QĐ-BYT ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Trong văn bản mới nhất ban hành ngày 31/3, Bộ Y tế đã bổ sung liều tiêm 0,25ml đối với vaccine Moderna. Đồng thời, Bộ cũng bổ sung thêm một số nhà sản xuất, nước sản xuất vacine này.
Theo đó, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (Nghị định 54/2017/NĐ-CP).
Tên vaccine: Spikevax (Tên khác là: COVID-19 Vaccine Moderna; Moderna COVID-19 Vaccine; Moderna mRNA-1273 Vaccine, COVID-19 mRNA Vaccine (nucleoside modified).
Về thành phần hoạt chất, nồng độ/hàm lượng: Mỗi liều (0,5ml) chứa 100mcg elasomeran, vaccine Covid-19 mRNA (được bọc trong các hạt nano lipidSM-102).
Mỗi liều (0,25ml) chứa 50mcg elasomeran, vaccine Covid-19 mRNA (được bọc trong các hạt nano lipidSM-102) (bổ sung liều này so với quyết định 3122/ QĐ-BYT ngày 28/6/2021 trước đó).
Dạng bào chế: Hỗn dịch tiêm bắp.
Quy cách đóng gói: Hộp chứa 10 lọ đa liều.
Đối với liều 0,5ml: Mỗi lọ đa liều, chứa 10 liều.
Mỗi lọ đa liều chứa tối đa là 11 liều: trong khoảng 10 -11 liều; Mỗi lọ đa liều chứa tối đa là 15 liều: trong khoảng 13-15 liều (bổ sung thông tin này so với quyết định 3122/ QĐ-BYT ngày 28/6/2021 trước đó).
Đối với liều 0,25ml: Mỗi lọ đa liều, chứa tối đa 20 liều.
Tên cơ sở sản xuất - Nước sản xuất: Rovi Pharma Industrial Services, S.A - Tây Ban Nha; Recipharm Monts – Pháp; Moderna TX, Inc - Mỹ; Catalent Indiana, LLC - Mỹ; Lonza Biologics, Inc - Mỹ; Baxter - Mỹ; Moderna Biotech - Tây Ban Nha; Samsung Biologics Co., Ltd. - Hàn Quốc.
Tại quyết định mới nhất này, Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định số 3122/QĐ-BYT ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các quyết định sửa đổi Quyết định 3122.
Tính đến ngày 27/3, Việt Nam đã tiếp nhận 227,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó hơn 14 triệu liều vaccine Moderna.
Liên quan đến vaccine Moderna, căn cứ vào kết luận của Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, Cục Quản lý Dược đồng ý cập nhật hạn dùng của vaccine phòng COVID-19 Spikevax (tên khác của vaccine Moderna) từ 7 tháng lên 9 tháng (kể từ ngày sản xuất) ở điều kiện bảo quản -25 độ C đến -15 độ C đối với các cơ sở sản xuất vaccine này đã được Bộ Y tế phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.
Việc cập nhật hạn dùng này được áp dụng đối với các lô vaccine Spikevax được nhập khẩu vào Việt Nam kể từ ngày 2/3/2022.
Trước đó, việc cập nhật hạn dùng vaccine phòng COVID-19 Spikevax cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt vào ngày 9/2/2022, Cơ quan Quản lý Dược của châu Âu (EMA) phê duyệt ngày 8/12/2021, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA) phê duyệt ngày 31/1/2022 và các cơ quan quản lý dược của Anh, Úc, Canada, Thụy Sỹ...
5 tỉnh, thành nào có tổng F0 nhiều nhất? Hậu COVID-19 để lại hàng loạt di chứng
Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 7,26 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Hiện có hơn 3.600 bệnh nhân nặng đang điều trị; 5 tỉnh, thành nào có tổng F0 nhiều nhất? Hậu COVID-19 để lại hàng loạt di chứng gì?
5 tỉnh, thành nào có số mắc COVID-19 cao nhất?
Ngày 30/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 85.765 ca mắc COVID-19 mới, giảm 2.619 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố, trong đó có 62.336 ca trong cộng đồng.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh nhiều nhất gồm: Hà Nội (8.141), Bắc Giang (3.999), Nghệ An (3.731), Phú Thọ (3.580), Đắk Lắk (3.381); ngoài ra, có 29 tỉnh, thành phố khác ghi nhận từ 1.000- 3.200 ca/ ngày.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 97.357 ca/ngày. Giảm mạnh so với số mắc trung bình của 7 ngày trước đó.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.472.254 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 95.889 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.464.532 ca, trong đó có 7.265.714 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.466.728), TP. Hồ Chí Minh (593.661), Nghệ An (388.472), Bình Dương (375.739), Hải Dương (341.194).
Số bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh trong ngày: 114.685 ca (cao hơn khoảng gần 30.000 ca so với số mắc mới), nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 7.268.531 ca.
Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở nước ta thuộc mức thấp so với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới
Thống kê của Bộ Y tế đến ngày 30/3 cho thấy số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.635 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.901 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 349 ca; Thở máy không xâm lấn: 96 ca; Thở máy xâm lấn: 284 ca; ECMO: 5 ca
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 54 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.454 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Theo Bộ Y tế, dù dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam đến nay đã kiểm soát tốt dịch bệnh, tỷ lệ mắc bệnh nặng, tử vong liên tục giảm sâu trong thời gian qua và đến nay tỷ lệ tử vong ở mức thấp so với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Di chứng do COVID-19 để lại tình trạng mệt mỏi chiếm hơn 80%
Thông tin tại Hội nghị khoa học điều trị chứng hậu COVID-19 bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại lần đầu tiên được Hội Đông Y Việt Nam tổ chức ngày 30/3, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, trong số 203 di chứng do COVID-19 để lại thì tình trạng mệt mỏi chiếm hơn 80%, tiếp đến là xơ phổi 61%, hơn 50% số trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ, 51% bị đột quỵ, 45% mất ngủ và 33% tổn thương thận cấp...
Theo chuyên gia, tình trạng hậu COVID-19 thường xuất hiện sau 3 tháng kể từ ngày khởi phát triệu chứng và tồn tại kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác.
Triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn nhận thức và một vài triệu chứng khác ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi Covid-19 đã hồi phục hoặc tồn tại từ giai đoạn ban đầu. Đáng chú ý, các triệu chứng sẽ nặng hơn sau khi các hoạt động thể lực.
Ảnh hưởng của hậu COVID-19 tác động lên tất cả các cơ quan hô hấp, huyết học, tim mạch, thần kinh, nội tiết, tiêu hoá, da liễu (rụng tóc), hội chứng viêm đa hệ thống... thay đỏi giọng nói, đau cơ, mất vị giác, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày...
PV
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất