Ăn món 'đèn pha' ngon hết biết ở 'thủ đô cá ngừ' của Việt Nam

25/10/2016 07:02 | Ẩm thực

(Du lịch - giaidauscholar.com) - Phú Yên được coi là “thủ đô cá ngừ” của Việt Nam và món mắt cá ngừ đại dương của xứ sở “hoa vàng, cỏ xanh” là đặc sản dân dã được thực khách gần xa ưa thích.




Quán Bà Tám phục vụ món "đèn pha" lâu đời nhất ở Phú Yên

Phú Yên nổi tiếng với rất nhiều điểm thăm quan, khám phá hấp dẫn như Hải đăng Đại Lãnh, mũi Điện, vịnh Vũng Rô, đầm Ô Loan, ghềnh đá đĩa...Phú Yên còn nổi tiếng hơn bởi được chọn là nơi quay bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

Nhưng nhắc đến Phú Yên người ta còn nhắc đến cá ngừ đại dương. Ngư dân vùng duyên hải Nam Trung Bộ này chính là những người đầu tiên phát hiện ra phương pháp câu cá ngừ đại dương ở Việt Nam từ hơn 20 năm về trước và Phú Yên từ lâu có món đặc sản mà đến tận bây giờ hầu như vẫn là món "độc". Đó là món mắt cá ngừ đại dương.

Trong khi thịt cá ngừ mà ngư dân Phú Yên đánh bắt được có thể vận chuyển tới các địa phương ngoài tỉnh để bán thì mắt và trứng cá ngừ là hai món gần như chỉ có ở Phú Yên. Đơn giản vì số lượng của chúng không đủ nhiều để cung cấp ra địa bàn bên ngoài tỉnh. Cá ngừ mắt to là loại cá ngừ có tầm nhìn xa rất tốt trên biển và vì mắt của nó to cỡ quả trứng nên món mắt cá ngừ đại dương còn được gọi là món “đèn pha” hay món "đèn biển".


Mắt cá ngừ được tẩm ướp gia vị và tiềm thuốc bắc rồi cho vào hũ đất nung như thế này

Đấy là món ăn không đơn thuần là đặc sản mà còn thuộc dạng tinh hoa ẩm thực của Phú Yên mà cả người dân địa phương lẫn du khách ngoài tỉnh khi đến đây đều “bắt buộc” phải thưởng thức. Lúc đầu là vì tò mò, hiếu kỳ bởi cái tên của nó. Nhưng ăn lần đầu rồi thì như bị “thôi miên” và lại muốn ăn tiếp những lần sau vì nó quá ngon mà giá lại quá bình dân. Chỉ 25.000-30.000 VNĐ/hũ.

Quán hải sản bán món “đèn pha” nổi tiếng và lâu đời nhất Phú Yên là quán Bà Tám ở 293C Lê Duẩn. Ngoài ra, hàng loạt quán khác dọc bờ kè Bạch Đằng cũng phục vụ món này. Cầu mắt cá ngừ khá to và người ta thường dùng một hũ đất nung nhỏ để đựng nên mỗi hũ đất nung như vậy thường chứa 1 cầu mắt cá ngừ.

Sau khi sơ chế thì đầu bếp ướp mắt cá ngừ với rất nhiều loại gia vị và thuốc bắc như táo tàu, kỉ tử, bá hạt, thục linh, xa xâm kết hợp với bột ngọt, aji ngon, đường, xì dầu, tiêu. Khoảng 15 phút sau khi mắt cá ngừ đã ngấm gia vị và thuốc bắc thì người ta cho nó vào hũ đất nung và đun lên khoảng 30 phút cho chín và thực khách có thể bắt đầu thưởng thức kèm với một đĩa rau thơm trong đó bắt buộc có tía tô ăn kèm theo.



Bờ kè Bạch Đằng là phố hải sản của Phú Yên và cũng phục vụ món mắt cá ngừ đại dương

Bạn nên cho thêm rau vào hũ để ăn cho hương vị thêm hấp dẫn. Rất nhanh chóng vị giác của những thực khách khó tính nhất cũng bị “đánh thức” bởi hương vị bùi bùi, ngậy ngậy của món đặc sản nổi tiếng và cũng hết sức dân dã này. Đặc biệt khi bạn ăn phần thịt ở đáy mắt cá ngừ thì càng cảm nhận rõ hơn độ béo ngậy của món “đèn pha”. Nếu muốn đa dạng hơn nữa, bạn có thể bỏ thêm đậu phộng rang hay bẻ nhỏ bánh tráng nướng cho vào nước dùng để vừa húp xì xụp, vừa nhai lạo xạo.

Ngoài hương vị béo ngậy, thơm ngon thì món mắt cá ngừ đại dương này còn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu omega3 và DHA, rất tốt cho mắt, bổ trí não. Người thị lực kém hay có các bệnh về mắt nên ăn nhiều mắt cá ngừ đại dương kèm với gan của nó để chữa khỏi các bệnh về mắt.

Ăn món mắt cá ngừ đại dương ở đâu?

1.Quán Bà Tám ở 293C Lê Duẩn. Đây là quán phục vụ món này lâu đời nhất ở Phú Yên

2.Hàng loạt quán dọc bờ kè Bạch Đằng. Đây được coi là phố hải sản của Phú Yên

LKV

Tin cùng chuyên mục

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Tuần lễ ẩm thực "Hương vị Peru" lần thứ 2 tại châu Á ("Flavors of Peru"- II Edition Asia) được tổ chức từ ngày 9-13/7 tại Hà Nội nhân kỉ niệm 204 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Peru.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 1): Từ những "nếp nhà"…

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 1): Từ những "nếp nhà"…

Với rất đông thực khách, những món ăn như chả cá Lã Vọng, cà phê trứng... bấy lâu nay đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho hệ giá trị ẩm thực phố cổ nói riêng và Hà Nội nói chung.

Ngày Sôcôla Thế giới 7/7: Những lợi ích của việc ăn sôcôla

Ngày Sôcôla Thế giới 7/7: Những lợi ích của việc ăn sôcôla

Ngày Sôcôla Thế giới diễn ra vào ngày 7/7 hàng năm. Đây là dịp để mọi người cùng nhau thưởng thức hương vị, cũng như khám phá lịch sử của sôcôla.

Giữ nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

Giữ nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

Trong bối cảnh hiện đại hóa nông thôn, việc gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống không chỉ là nhiệm vụ bảo tồn văn hóa mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.

Du lịch 'chạm – học – thưởng' với trà Shan Tuyết cổ thụ Hà Giang

Du lịch 'chạm – học – thưởng' với trà Shan Tuyết cổ thụ Hà Giang

Hà Giang, mảnh đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ mê hoặc du khách bởi những cung đường đèo hiểm trở, những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ hay nền văn hóa đa sắc tộc. Nơi đây còn ẩn chứa một báu vật xanh: những rừng chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm tuổi.

Lãng du cùng hồn sen Hà Nội: Nơi ẩm thực kể chuyện văn hoá

Lãng du cùng hồn sen Hà Nội: Nơi ẩm thực kể chuyện văn hoá

"Lãng du với hồn sen Hà Nội" mang tới không chỉ một không gian trưng bày của Sen mà còn khám phá chiều sâu văn hóa, ký ức và triết lý sống của người Việt ẩn chứa trong loài hoa biểu tượng này.

Phở Hà Nội - Hương vị của di sản

Phở Hà Nội - Hương vị của di sản

Phở Hà Nội, món ăn tưởng chừng giản dị, đã trải qua hàng thế kỷ để trở thành tinh hoa ẩm thực, biểu tượng của văn hóa Thủ đô.

Tin mới nhất

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.

Rùa biển trong sách Đỏ quay trở lại đẻ trứng ở bãi biển Hòn Cau, Lâm Đồng

Rùa biển trong sách Đỏ quay trở lại đẻ trứng ở bãi biển Hòn Cau, Lâm Đồng

Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau, xã Liên Hương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, ngày 11/7, trong quá trình đi thăm bãi, đội tuần tra kiểm soát của Ban Quản lý đã phát hiện một ổ trứng rùa biển. Đây là ổ trứng rùa thứ 6 được phát hiện trong năm nay.